Khuyến cáo phòng nhiễm HPV nhằm bảo vệ khỏi ung thư cổ tử cung

V.P |

Hội thảo khoa học Vai trò của chủng ngừa trong chiến lược dự phòng HPV dưới sự điều hành của Hội Y học Dự phòng Việt Nam và Viện Pasteur TP.HCM đã diễn ra tại Hà Nội (30.03.2019) và TP.HCM (31.03.2019). Cũng tại chương trình này, Khuyến cáo của Hội y học dự phòng Việt Nam về việc phòng nhiễm HPV đã được giới thiệu đến các cán bộ y tế.

Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu vừa được đăng tải trên Tạp chí y khoa The Lancet Oncology ngày 20.02.2019, nếu không sàng lọc và tiêm ngừa vi rút HPV ước tính có 15 triệu phụ nữ sẽ tử vong do ung thư cổ tử cung (UTCTC) trong số 44 triệu ca mắc mới trong vòng 50 năm tới.

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào đầu tháng 02/2019 cho thấy, trong năm 2018, cả thế giới ghi nhận 570.000 ca mắc UTCTC. Mỗi năm, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của trên 300.000 phụ nữ. Tại Việt Nam, theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, UTCTC là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3 ở phụ nữ trong độ tuổi 15 – 44. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 4177 ca mắc mới và 2420 ca tử vong do UTCTC. Bệnh nhân UTCTC phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như suy giảm sức khỏe, có nguy cơ vô sinh, suy kiệt về tài chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và hạnh phúc gia đình.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ nhiều thông tin về mức độ nguy hiểm của UTCTC. Theo đó, 99,7% nguyên nhân gây UTCTC có liên hệ chặt chẽ đến virut HPV, với 70% là liên quan hai chủng HPV 16 và 18. Bệnh không xảy ra đột ngột mà diễn tiến âm thầm, kéo dài từ 5-20 năm và gây tổn thương lớn đến tử cung. Triệu chứng UTCTC thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Do đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung. Điều này nhiều khả năng tước bỏ quyền làm mẹ của người phụ nữ. Bệnh cũng có nguy cơ gây tử vong khi ở giai đoạn cuối. Hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị, cách phòng ngừa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm vắc xin ngừa vi rút HPV, đi cùng với tầm soát định kì.

Thông qua nhiều nghiên cứu khác nhau, với tính an toàn, hiệu quả ổn định và lâu dài, vắc xin ngừa HPV đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khuyến khích tiêm ngừa vi rút HPV để phòng bệnh UTCTC.

Đánh giá về lợi ích và hiệu quả của vắc xin ngừa vi rút HPV, PGS. TS. BS. Cao Hữu Nghĩa - Trưởng khoa xét nghiệm lâm sàng Viện Pasteur TP.HCM cho biết: “Vắc xin ngừa HPV có hiệu quả gần 100% trong phòng ngừa các tổn thương tiền UTCTC và UTCTC gây ra bởi hai chủng HPV 16,18 cũng như các mụn cóc sinh dục, các tổn thương ung thư hoặc tiền ung thư cơ quan sinh dục khác bao gồm ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật và hậu môn… Vắc xin ngừa HPV đã được chứng minh có độ an toàn và hiệu quả cao sau 14 năm nghiên cứu”.

Vắc xin ngừa HPV được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ độ tuổi từ 9-26, tốt nhất là 11 đến 12 tuổi. Vắc xin đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm ngừa trước lần quan hệ tình dục đầu tiên. Liều tiêm được chỉ định 3 liều. Theo đó, liều thứ 2 cách liều thứ nhất tối thiểu 1 tháng và liều 3 cách liều 2 tối thiểu 3 tháng. Với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc chủ động phòng ngừa UTCTC, tại hội thảo, các chuyên gia cũng nhấn mạnh vai trò của các nhân viên y tế. Ngoài việc tận tình tư vấn, nhân viên y tế cần chủ động chia sẻ thông tin giúp các bạn nữ hiểu hơn về vi rút HPV, tầm quan trọng của việc phòng ngừa UTCTC bằng tiêm chủng và tầm soát định kỳ.

V.P
TIN LIÊN QUAN

Cẩn trọng khi xử trí trẻ té ngã gây thương tích

K'LIỆP |

Việc trẻ không may bị té ngã dẫn đến các chấn thương trong lúc chơi đùa là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử trí khi trẻ bị ngã có chấn thương sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Vai trò các acid amin phân nhánh trong bệnh gan

V.P |

Ngày 23.3, tại TP.HCM, Hội Truyền Nhiễm Việt Nam phối hợp cùng công ty VIMEDIMEX Bình Dương và công ty EAPharma (Nhật Bản) tổ chức hội nghị về “Vai trò các acid amin phân nhánh (BCAA) trong bệnh gan” nhằm nhấn mạnh vai trò của việc bổ sung dinh dưỡng cho các đối tượng bệnh nhân mắc bệnh lý gan và ngăn ngừa ung thư gan.

Nguy cơ mắc bệnh sán dây lợn và cách phòng ngừa

Kim Đồng |

Thời gian gần đây, nhiều người đặc biệt quan tâm đến bệnh sán dây lợn được hình thành như thế nào? Nếu mắc bệnh thì nguy hiểm ra sao? Và cách nào ngăn ngừa bệnh sán dây lợn?... Theo các chuyên gia, bệnh sán dây lợn mắc phải chủ yếu do liên quan đến tập quán ăn thịt lợn chưa nấu chín.

Đồng Nai: Bị máy cưa vào cổ tay, nối mạch máu không cần kim khâu

H.A.C |

Ngày 21.3, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất cho biết, lần đầu tiên thực hiện nối mạch máu không cần kim khâu cho bệnh nhân N.C.D. (25 tuổi, ngụ xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, bị máy cưa cưa vào cổ tay phải). Đây cũng là ca đầu tiên nối mạch máu không cần kim khâu tại Đồng Nai.

Cẩn trọng khi xử trí trẻ té ngã gây thương tích

K'LIỆP |

Việc trẻ không may bị té ngã dẫn đến các chấn thương trong lúc chơi đùa là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử trí khi trẻ bị ngã có chấn thương sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Vai trò các acid amin phân nhánh trong bệnh gan

V.P |

Ngày 23.3, tại TP.HCM, Hội Truyền Nhiễm Việt Nam phối hợp cùng công ty VIMEDIMEX Bình Dương và công ty EAPharma (Nhật Bản) tổ chức hội nghị về “Vai trò các acid amin phân nhánh (BCAA) trong bệnh gan” nhằm nhấn mạnh vai trò của việc bổ sung dinh dưỡng cho các đối tượng bệnh nhân mắc bệnh lý gan và ngăn ngừa ung thư gan.

Nguy cơ mắc bệnh sán dây lợn và cách phòng ngừa

Kim Đồng |

Thời gian gần đây, nhiều người đặc biệt quan tâm đến bệnh sán dây lợn được hình thành như thế nào? Nếu mắc bệnh thì nguy hiểm ra sao? Và cách nào ngăn ngừa bệnh sán dây lợn?... Theo các chuyên gia, bệnh sán dây lợn mắc phải chủ yếu do liên quan đến tập quán ăn thịt lợn chưa nấu chín.

Đồng Nai: Bị máy cưa vào cổ tay, nối mạch máu không cần kim khâu

H.A.C |

Ngày 21.3, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất cho biết, lần đầu tiên thực hiện nối mạch máu không cần kim khâu cho bệnh nhân N.C.D. (25 tuổi, ngụ xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, bị máy cưa cưa vào cổ tay phải). Đây cũng là ca đầu tiên nối mạch máu không cần kim khâu tại Đồng Nai.