Làm gì để không bị hoại tử bàn chân do đái tháo đường

Kim Đồng |

Một loại biến chứng bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) rất nguy hiểm nhưng ít người bệnh quan tâm là những tổn thương bàn chân. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ phải đoạn chi và thậm chí có thể bị đe dọa tính mạng.

Tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM (BV ĐHYD), bệnh viện đã triển khai liệu trình điều trị phối hợp liên chuyên khoa đối với bàn chân ĐTĐ. Trường hợp bệnh nhân N.T.K (70 tuổi, bị ĐTĐ típ 2 đến nay đã 20 năm), người bệnh đã từng cắt cụt các ngón chân trái do nhiễm trùng. Tuy nhiên từ đó, bác K. không tái khám và theo dõi bàn chân thường xuyên.

Thời gian sau, đầu ngón chân ông K. bị thay đổi màu sắc, chuyển dần sang màu đen, do không có cảm giác đau hay khó chịu nên bác không quan tâm và không để ý.

Khi vùng hoại tử đen ngày càng lan rộng, loét và nhiễm trùng, người nhà mới đưa bác đến bệnh viện địa phương trong tình trạng hoại tử nhiễm trùng ngón 4, ngón 5 bàn chân trái và được chỉ định cắt cụt chi lần hai.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật, vết thương vẫn không lành và tình trạng hoại tử chân tiếp tục lan rộng. Người bệnh được chuyển lên điều trị tại BV ĐHYD.

Sau khi các chuyên gia nội tiết, mạch máu, chấn thương chỉnh hình… hội chẩn và đánh giá, bác K. được chỉ định điều trị bằng việc can thiệp tái thông mạch máu nuôi bàn chân, cắt lọc các mô hoại tử, chăm sóc tích cực vết thương, ổn định nội khoa, kiểm soát đường huyết thật tốt. Sau 6 tuần chăm sóc tích cực và theo dõi, vết thương của bác K. đã lành.

TS BS. Trần Quang Nam – Trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD) cho biết, biến chứng loét chân do ĐTĐ là một biến chứng khá phổ biến và là một trong những nguyên nhân nhập viện hàng đầu của người bị ĐTĐ.

Theo đó, ước tính hàng năm có khoảng 1 - 4% người bệnh ĐTĐ bị loét chân và 10 - 15% người bệnh ĐTĐ có ít nhất 1 lần loét chân trong đời từ khi được chẩn đoán mắc bệnh.

Loét chân do ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi không do chấn thương ở người bệnh ĐTĐ. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ loét chân và cắt cụt chi ở người bệnh ĐTĐ bao gồm: thời gian mắc bệnh kéo dài trên 10 năm, đường huyết không được kiểm soát tốt và có nhiều biến chứng kèm theo như biến chứng thần kinh, mạch máu ngoại biên và biến dạng bàn chân.

BS CKI. Nguyễn Thành Thuận - Khoa Nội tổng hợp BV ĐHYD cho biết: “Việc điều trị bàn chân ĐTĐ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do nhận thức chưa đúng đắn về mức độ nguy hiểm của bệnh. Đa số người bệnh chỉ đến khám khi bàn chân đã nhiễm trùng nặng hoặc hoại tử lan rộng, khi đó việc cứu bàn chân trở nên vô cùng khó khăn.

Ngoài ra, việc điều trị bệnh này đòi hỏi sự phối hợp đồng thời nhiều chuyên khoa như: nội tiết, chấn thương chỉnh hình, can thiệp mạch máu, tạo hình thẫm mỹ, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng…”.

Kim Đồng
TIN LIÊN QUAN

Hiểu về bướu mô đệm đường tiêu hóa

K. LIỆP |

Vừa qua, các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa (BV Bình Dân, TPHCM) đã cắt lọc thành công trường hợp một khối u lớn có trọng lượng khoảng 4 kg trong ổ bụng của một người bệnh. Ca phẫu thuật đã giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ khối u phát triển lớn gây suy kiệt, chèn ép các cơ quan lân cận và đặc biệt đang dọa vỡ gây xuất huyết, nguy hiểm tính mạng.

Hiến tạng “nối sự sống” cho 6 người lạ

Kim Đồng |

Mặc dù không hề quen biết nhưng bằng lòng nhân ái, hai người đàn ông đã căn dặn gia đình nếu chẳng may qua đời thì phải làm theo tâm nguyện là hiến tạng cứu người. Nhờ quyết định cao cả ấy, họ đã hồi sinh cuộc sống cho 6 người lạ.

Phập phòng nỗi lo khi đặt stent động mạch vành

Kim Đồng |

Stent là các ống đỡ động mạch được làm bằng lưới kim loại, giúp mở rộng những lòng mạch bị tắc hẹp hoặc suy yếu trong cơ thể và việc đặt stent động mạch (một biện pháp can thiệp ở tim) giúp giải quyết tắc nghẽn của động mạch vành, làm giảm đau thắt ngực, điều trị nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, hiện nay thị trường cung cấp thiết bị này ngày một sôi động, đa dạng về nguồn gốc, đặc biệt về giá cũng có sự chênh lệch khá lớn ở các bệnh viện khiến người dân lo lắng về những bất cập có thể tồn tại...

Ra mắt dịch vụ phục hồi chức năng sau đột quỵ bằng trị liệu Pneumex

T.TH |

Ngày 27.6,  Phòng Khám Chuyên Khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống Hoa Kỳ (ACC) tổ chức Hội thảo sức khỏe về việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị đột quỵ (tai biến mạch máu não).

Hiểu về bướu mô đệm đường tiêu hóa

K. LIỆP |

Vừa qua, các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa (BV Bình Dân, TPHCM) đã cắt lọc thành công trường hợp một khối u lớn có trọng lượng khoảng 4 kg trong ổ bụng của một người bệnh. Ca phẫu thuật đã giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ khối u phát triển lớn gây suy kiệt, chèn ép các cơ quan lân cận và đặc biệt đang dọa vỡ gây xuất huyết, nguy hiểm tính mạng.

Hiến tạng “nối sự sống” cho 6 người lạ

Kim Đồng |

Mặc dù không hề quen biết nhưng bằng lòng nhân ái, hai người đàn ông đã căn dặn gia đình nếu chẳng may qua đời thì phải làm theo tâm nguyện là hiến tạng cứu người. Nhờ quyết định cao cả ấy, họ đã hồi sinh cuộc sống cho 6 người lạ.

Phập phòng nỗi lo khi đặt stent động mạch vành

Kim Đồng |

Stent là các ống đỡ động mạch được làm bằng lưới kim loại, giúp mở rộng những lòng mạch bị tắc hẹp hoặc suy yếu trong cơ thể và việc đặt stent động mạch (một biện pháp can thiệp ở tim) giúp giải quyết tắc nghẽn của động mạch vành, làm giảm đau thắt ngực, điều trị nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, hiện nay thị trường cung cấp thiết bị này ngày một sôi động, đa dạng về nguồn gốc, đặc biệt về giá cũng có sự chênh lệch khá lớn ở các bệnh viện khiến người dân lo lắng về những bất cập có thể tồn tại...

Ra mắt dịch vụ phục hồi chức năng sau đột quỵ bằng trị liệu Pneumex

T.TH |

Ngày 27.6,  Phòng Khám Chuyên Khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống Hoa Kỳ (ACC) tổ chức Hội thảo sức khỏe về việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị đột quỵ (tai biến mạch máu não).