Lấy viên sỏi to như quả trứng gà ra khỏi thận của ông lão 63 tuổi

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 18.10, ông Đinh Trí P. (63 tuổi, ngụ tại xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, Đồng Nai) đã hồi phục sức khỏe, ăn uống bình thường, sau phẫu thuật lấy viên sỏi kích thước khá lớn ra khỏi thận.

Trước đó, ngày 16.10, ông P. nhập viện trong tình trạng đau tức hông bên phải, đau âm ỉ, tiểu buốt nhiều lần.

Đi khám ở nhiều nơi được xác định nhiễm khuẩn đường tiết niệu và điều trị nhưng bệnh tái đi tái lại nhiều lần không khỏi.

Thăm khám tại Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ (Đồng Nai), xác định bệnh nhân có 1 viên sỏi kích thước rất lớn trong thận. 

Các bác sĩ đã tiến hành mổ hở, bóc tách, lấy viên sỏi lớn như quả trứng gà, kích thước 3x3cm, dạng sỏi bán san hô.

Bác sĩ Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết: Do bệnh nhân phát hiện sỏi muộn dù trước đó đã đi khám và điều trị ở nhiều nơi nhưng chỉ xác định nhiễm khuẩn đường tiết niệu, không được tán sỏi ngay khi kích thước còn nhỏ nên viên sỏi cứ thế lớn dần. Nếu không được bóc tách lấy viên sỏi kịp thời, về lâu dài có thể gây suy thận, gây bế tắc hoàn toàn, viêm nhiễm, phù nề, xơ hóa niệu quản và sẽ hỏng thận.

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Tiến sĩ dinh dưỡng tâm huyết vì bệnh nhân nghèo

L.L |

Đang làm việc trong một bệnh viện lớn tại Hà Nội với biết bao cơ hội trước mắt, TS dinh dưỡng Nguyễn Tú Anh đã “rẽ ngang” khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và tạo dựng được những thành công đáng ghi nhận, nghiên cứu, đưa ra những công thức sữa khoa học, hợp lý cho người bệnh.

Bác sĩ bất lực nhìn người bệnh tự chữa ung thư

HÀ LÊ |

Bệnh nhân ôm bộ ngực sưng tấy, lở loét, chảy mủ... đến “cầu cứu” bác sĩ Bệnh viện K Trung ương. Các bác sĩ bất lực khi ung thư vú đã chuyển sang giai đoạn 4 mà không làm được gì cứu người bệnh ngoài việc cắt bỏ toàn bộ vú và khoét rộng sang cả nách. Hậu quả người bệnh phải gánh chỉ vì nghe lời mách bảo tự điều trị ung thư bằng cây thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Tình trạng nuôi khỉ để trị... “ban khỉ” là phản khoa học

KIM ĐỒNG |

Gần đây, có thông tin cho rằng ngoài việc nuôi khỉ để làm cảnh thì một số hộ gia đình tại TPHCM nuôi loài thú này để trị “ban khỉ” cho con?. Việc trị “ban khỉ” có dứt hay không thì không biết nhưng tình trạng gây ô nhiễm môi trường do phân, nước tiểu… do khỉ gây ra là có. Ngoài ra, nuôi khỉ trong nhà còn có nguy cơ lây lan mầm bệnh dại và nhiều mối nguy hiểm khó lường!

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 1.100 tỉ đồng “sữa học đường” trong 2 năm

MINH QUÂN |

Ngày 8.10, tại kỳ họp bất thường khóa IX, HĐND TPHCM thông qua đề nghị của UBND thành phố về cơ chế hỗ trợ từ ngân sách, để thực hiện đề án "Sữa học đường cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh giai đoạn 2018-2020" với tổng kinh phí dự kiến gần 1.134 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách thành phố hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, còn lại phụ huynh học sinh phải đóng góp 50%.

Tiến sĩ dinh dưỡng tâm huyết vì bệnh nhân nghèo

L.L |

Đang làm việc trong một bệnh viện lớn tại Hà Nội với biết bao cơ hội trước mắt, TS dinh dưỡng Nguyễn Tú Anh đã “rẽ ngang” khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và tạo dựng được những thành công đáng ghi nhận, nghiên cứu, đưa ra những công thức sữa khoa học, hợp lý cho người bệnh.

Bác sĩ bất lực nhìn người bệnh tự chữa ung thư

HÀ LÊ |

Bệnh nhân ôm bộ ngực sưng tấy, lở loét, chảy mủ... đến “cầu cứu” bác sĩ Bệnh viện K Trung ương. Các bác sĩ bất lực khi ung thư vú đã chuyển sang giai đoạn 4 mà không làm được gì cứu người bệnh ngoài việc cắt bỏ toàn bộ vú và khoét rộng sang cả nách. Hậu quả người bệnh phải gánh chỉ vì nghe lời mách bảo tự điều trị ung thư bằng cây thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Tình trạng nuôi khỉ để trị... “ban khỉ” là phản khoa học

KIM ĐỒNG |

Gần đây, có thông tin cho rằng ngoài việc nuôi khỉ để làm cảnh thì một số hộ gia đình tại TPHCM nuôi loài thú này để trị “ban khỉ” cho con?. Việc trị “ban khỉ” có dứt hay không thì không biết nhưng tình trạng gây ô nhiễm môi trường do phân, nước tiểu… do khỉ gây ra là có. Ngoài ra, nuôi khỉ trong nhà còn có nguy cơ lây lan mầm bệnh dại và nhiều mối nguy hiểm khó lường!

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 1.100 tỉ đồng “sữa học đường” trong 2 năm

MINH QUÂN |

Ngày 8.10, tại kỳ họp bất thường khóa IX, HĐND TPHCM thông qua đề nghị của UBND thành phố về cơ chế hỗ trợ từ ngân sách, để thực hiện đề án "Sữa học đường cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh giai đoạn 2018-2020" với tổng kinh phí dự kiến gần 1.134 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách thành phố hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, còn lại phụ huynh học sinh phải đóng góp 50%.