Lo ngại trao nhầm con ở bệnh viện

K'LIỆP |

Một vụ việc hy hữu vừa xảy ra khi Bệnh viện (BV) đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) trao nhầm con khiến dư luận rất quan tâm. Trước sự việc này, một vài người lo ngại, liệu rằng còn có vụ việc tương tự xảy ra, đặc biệt vào thời kỳ công nghệ 4.0 thì giải pháp nào để giải quyết dứt điểm “lỗ hổng” này?

“Nếu bệnh viện trao nhầm con thì sẽ xảy ra nhiều hệ lụy, trong đó có thể dẫn đến việc vợ chồng ly tán, cha mẹ khó chấp nhận con dù đó là ruột thịt. Biết sự việc trao nhầm con tại huyện Ba Vì, tôi rất lo ngại sẽ còn tồn tại sự việc tương tự. Qua đây, tôi kiến nghị các bệnh viện cần rà soát, thắt chặt quy trình trao và nhận trẻ sơ sinh hơn nữa…”, một người dân tại TPHCM nói.

Nhiều hệ lụy khó lường…

Trước đó, ngày 1.11.2012, hai gia đình là anh Phùng Giang Sơn (28 tuổi, xã Tây Đằng) và chị Vũ Thị Hương (35 tuổi, xã Phú Sơn) đã phát hiện BV đa khoa huyện Ba Vì trao nhầm con cách đây 6 năm, sau khi có kết quả xét nghiệm ADN. Theo đó, chị Phùng Thị Thu Hiền (vợ anh Sơn) và chị Vũ Thị Hương cùng đến sinh con tại BV đa khoa Ba Vì. Hai người phụ nữ này sinh con chỉ cách nhau khoảng 20 phút. Sau đó, nữ hộ sinh trao con cho hai gia đình thì đã bị nhầm lẫn. Sau 6 năm kể từ ngày sinh con, hai gia đình thấy có nhiều điểm bất thường nên đã đưa đi xét nghiệm, kết quả cho biết bệnh viện này đã trao nhầm con.

Về vụ việc, BV đa khoa Ba Vì đã có báo cáo và cho biết phía hai gia đình trên đề nghị BV hỗ trợ một khoản chi phí khoảng 300 triệu đồng tổn thất do sự cố trao nhầm con suốt 6 năm qua. Để giải quyết vấn đề này, BV đa khoa Ba Vì đã có công văn gửi TAND huyện xem xét, giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Sở Y tế Hà Nội cũng đã có chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện nghiêm chương trình chăm sóc và giao nhận trẻ sơ sinh theo đúng quy định. Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã giao Giám đốc Sở Y tế Hà Nội chủ trì giải quyết dứt điểm vụ việc trước ngày 20.7.

Qua tìm hiểu của phóng viên Báo Lao Động, sự việc trao nhầm con xảy ra, không những gia đình người trong cuộc, mà ngay cả dư luận cũng đặc biệt quan tâm bởi hệ lụy của nó mang lại quá lớn. Đối với gia đình chị Vũ Thị Hương (một trong hai người bị trao nhầm con) đã xảy ra nhiều mâu thuẫn, vì vụ việc mà chị Phương và chồng phải ly hôn. Theo người nhà chị Phương, cháu Đ.N.M. (sinh 1.11.2012) là con đầu lòng của chị Hương. Cách đây 3 năm, cháu M. chào đời là niềm vui đến với gia đình chị Hương, thời điểm này hai vợ chồng sống với nhau hòa thuận, hạnh phúc và làm ăn tốt. Vào năm 2014, chị Hương sinh người con trai thứ 2 và sóng gió bắt đầu đến với gia đình chị. Bởi, cháu thứ hai càng lớn càng giống bố mẹ trong khi đó, cháu M. lại có điểm khác nên chồng chị Hương bắt đầu nghi ngờ. Hai vợ chồng bắt đầu xảy ra mâu thuẫn và dẫn đến ly hôn. Ngoài ra, vụ việc còn gây nhiều xáo trộn trong cuộc sống, tổn thương, mất mát về tinh thần cho hai gia đình và nhất là vấn đề tâm lý đối với 2 trẻ khi phải thay đổi cha mẹ, gia đình, môi trường sống sau khi được phát hiện ra sự thật.

Gắn camera giám sát phòng sinh… liệu có giải quyết trao nhầm con?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Phó Giám đốc BV Từ Dũ (BS.CK II, TPHCM) cho biết, mỗi ngày BV này có khoảng từ 180 - 200 trẻ ra đời. Để có quy trình đảm bảo không xảy ra trường hợp trao nhầm con như vụ việc ở huyện Ba Vi, BV đã triển khai nhiều giải pháp.

“Cách đây 5 năm, BV Từ Dũ có 3 bước đánh dấu trẻ mới chào đời để biết con của ai. Cụ thể, khi trẻ sinh ra, phải cho người mẹ coi giới tính, rồi dán một miếng băng keo lên ngực cháu. Sau công việc này, cháu bé mới chuyển đến bàn làm rốn để lau khô và làm rốn. Sau đó là vẽ mực lên đùi cháu bé để nhận dạng với các thông tin như: tên tuổi mẹ, số nhập viện, giới tính… Cuối cùng là đeo một cái lắc tay hoặc lắc chân có ghi thông tin tương tự như dán miếng băng keo vào ngực trẻ. Những cách làm trên gọi là quy trình chống nhầm lẫn con.

Hiện nay BV đã có chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu (tức là tất cả trẻ nhỏ sinh ra điều cho nằm trên ngực mẹ), đối với trẻ sinh thường thì có 100% trẻ sẽ nằm trên ngực mẹ khi chưa thực hiện cắt rốn. Đến khoảng 2 phút sau, BV mới thực hiện cắt rốn (thời điểm này sẽ thực hiện thủ thuật như vẽ lên đùi, đeo lắc, dán miếng keo trên người trẻ... Riêng đánh dấu bằng mực vẽ có ưu điểm tồn tại lâu từ 48 - 72 giờ và đến khi trẻ tắm nhiều lần, mực mới mờ dần", bác sĩ Nhi nói.

Về việc tránh trao nhầm con thời kỳ công nghệ 4.0, có ý kiến cho rằng giải pháp tốt nhất là lắp đặt hệ thống camera tại các phòng sinh đẻ… Tuy nhiên, theo bác sĩ Nhi thì giải pháp không thực sự khả thi.  "Gắn camera không thể hình dung ra khuôn mặt trẻ như thế nào và ra sao… mà chỉ nắm được quy trình thực hiện. Tôi chưa mường tượng ra, camera có thể thay đổi tốt để tránh trao nhầm con, vì riêng BV Từ Dũ thì việc gắn camera cho khoảng 20 bàn sinh thật sự chưa khả thi ở thời điểm này”, bác sĩ Nhi chia sẻ.

Liên quan đến việc trao nhầm con, trả lời báo chí ông Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, sự việc hết sức đau lòng cho cả hai gia đình. Khi nhận ra con mình nuôi không phải ruột thịt, có gia đình vì con không giống cha mẹ sinh ra nên xảy ra cãi vã, ly hôn. Ngoài ra, theo ông Quang, vụ việc là bài học cảnh báo, yêu cầu các BV trên cả nước cần rà soát làm chuẩn quy trình trao trả bé sơ sinh. Sau vụ việc này, các cơ sở y tế, nhân viên y tế cần nâng cao tính kỷ luật và trách nhiệm…

K'LIỆP
TIN LIÊN QUAN

Người nhiễm HIV có thể sinh con khỏe mạnh nhờ điều trị ARV

Kim Đồng |

Tại buổi tập huấn tại TPHCM về hiệu quả điều trị ARV (Antiretrovaral, một loại thuốc làm giảm sự sinh sôi của HIV trong cơ thể) trong dự phòng lây nhiễm HIV, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TPHCM cho biết, người nhiễm HIV nếu tuân thủ điều trị sẽ sinh con khỏe mạnh bình thường và có thể sống thực sự an toàn với bạn tình…

Làm gì để không bị hoại tử bàn chân do đái tháo đường

Kim Đồng |

Một loại biến chứng bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) rất nguy hiểm nhưng ít người bệnh quan tâm là những tổn thương bàn chân. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ phải đoạn chi và thậm chí có thể bị đe dọa tính mạng.

Hiểu về bướu mô đệm đường tiêu hóa

K. LIỆP |

Vừa qua, các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa (BV Bình Dân, TPHCM) đã cắt lọc thành công trường hợp một khối u lớn có trọng lượng khoảng 4 kg trong ổ bụng của một người bệnh. Ca phẫu thuật đã giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ khối u phát triển lớn gây suy kiệt, chèn ép các cơ quan lân cận và đặc biệt đang dọa vỡ gây xuất huyết, nguy hiểm tính mạng.

Hiến tạng “nối sự sống” cho 6 người lạ

Kim Đồng |

Mặc dù không hề quen biết nhưng bằng lòng nhân ái, hai người đàn ông đã căn dặn gia đình nếu chẳng may qua đời thì phải làm theo tâm nguyện là hiến tạng cứu người. Nhờ quyết định cao cả ấy, họ đã hồi sinh cuộc sống cho 6 người lạ.

Người nhiễm HIV có thể sinh con khỏe mạnh nhờ điều trị ARV

Kim Đồng |

Tại buổi tập huấn tại TPHCM về hiệu quả điều trị ARV (Antiretrovaral, một loại thuốc làm giảm sự sinh sôi của HIV trong cơ thể) trong dự phòng lây nhiễm HIV, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TPHCM cho biết, người nhiễm HIV nếu tuân thủ điều trị sẽ sinh con khỏe mạnh bình thường và có thể sống thực sự an toàn với bạn tình…

Làm gì để không bị hoại tử bàn chân do đái tháo đường

Kim Đồng |

Một loại biến chứng bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) rất nguy hiểm nhưng ít người bệnh quan tâm là những tổn thương bàn chân. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ phải đoạn chi và thậm chí có thể bị đe dọa tính mạng.

Hiểu về bướu mô đệm đường tiêu hóa

K. LIỆP |

Vừa qua, các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa (BV Bình Dân, TPHCM) đã cắt lọc thành công trường hợp một khối u lớn có trọng lượng khoảng 4 kg trong ổ bụng của một người bệnh. Ca phẫu thuật đã giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ khối u phát triển lớn gây suy kiệt, chèn ép các cơ quan lân cận và đặc biệt đang dọa vỡ gây xuất huyết, nguy hiểm tính mạng.

Hiến tạng “nối sự sống” cho 6 người lạ

Kim Đồng |

Mặc dù không hề quen biết nhưng bằng lòng nhân ái, hai người đàn ông đã căn dặn gia đình nếu chẳng may qua đời thì phải làm theo tâm nguyện là hiến tạng cứu người. Nhờ quyết định cao cả ấy, họ đã hồi sinh cuộc sống cho 6 người lạ.