Mẹ bầu cần biết dây rốn thắt nút

Hà Lê |

Khi dây rốn này tạo thành một nút thắt bên trong tử cung, nó được gọi là nút thắt thực sự của dây rốn. Tỉ lệ xảy ra khoảng 1% các bà mẹ mang thai.

Bác sĩ Ngô Kiều Trang- Khoa Chẩn đoán đoán chức năng (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết: Dây rốn là một cấu trúc giống như ống hẹp, kết nối thai đang phát triển với nhau thai, mang máu trao đổi qua lại giữa thai và bánh rau để cung cấp chất dinh dưỡng và oxy, đồng thời loại bỏ các chất thải của thai.

Khi dây rốn này tạo thành một nút thắt bên trong tử cung, nó được gọi là nút thắt thực sự của dây rốn.

Ngoài ra, còn có nút thắt giả là phần thừa của thạch Wharton- một thành phần cấu tạo nên dây rốn. Nút thắt giả không gây nguy hiểm cho bé. Điều các mẹ quan tâm là nút thắt thực sự của dây rốn.

Hình ảnh dây rốn thắt. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Hình ảnh dây rốn thắt. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Dây rốn thắt nút được hình thành như thế nào?

Nhiều nghiên cứu đều cho rằng nút thắt được hình thành trong khoảng từ 9 tuần đến 12 tuần, và thường tồn tại đến khi sinh ra. Một số khác hình thành khi chuyển dạ, qua quá trình xoay của bé trước khi sổ ra ngoài. Nút thắt dễ gặp hơn ở những thai có:

● Hoạt động của thai nhi tăng cao trong bụng mẹ làm tăng khả năng em bé bị vướng vào dây rốn.

● Dây rốn dài có thể quấn quanh thai và có thể tạo thành nút thắt.

● Những thai tương đối nhỏ có khả năng cao bị vướng vào dây rốn.

● Quá nhiều nước ối dẫn đến rất nhiều chuyển động của thai nhi, điều này cũng có thể dẫn đến dây rốn bị vướng.

Nếu nút thắt vẫn lỏng lẻo thường không gây hại cho thai. Nhưng đôi khi nút thắt có thể được kéo chặt, cắt đứt nguồn cung cấp oxy cho thai, gây ra sẩy thai hoặc thai chết lưu (5%). Trong quá trình chuyển dạ, nút thắt có thể khiến thai có những bất thường về nhịp tim và phải mổ lấy thai.

Siêu âm cho phép đưa ra chẩn đoán chính xác và đánh giá mức độ căng của nút thắt.

Các mẹ bầu cũng nên biết rằng không phải khi nào siêu âm cũng có thể phát hiện dây rốn thắt nút, vì nhiều dây rốn nằm gần nhau khó có thể phân biệt với nút thắt thật sự, nhất là khi ít ối.

Việc gỡ nút thắt khi thai trong bụng mẹ là điều không thể. Việc phòng tránh hiện tượng dây rốn thắt nút là điều rất khó, thai có dây rốn thắt nút thường giảm cử động từ khi 37 tuần, nhưng không phải lúc nào các mẹ cũng cảm nhận đc, phát hiện dễ nhất bằng việc siêu âm 4D và ở những tuần đầu thai kỳ. Lúc này thai bé và dây rốn chưa dài nên bác sĩ có thể nhận biết thông qua việc xác định dây rốn bị cuộn vòng tròn. Càng ở tuần thai lớn hơn thì nhận biết được dây rốn đang cuộn vòng tròn hay đang thắt nút càng khó.

Nếu nghi ngờ và chẩn đoán thai bị dây rốn thắt nút thì mẹ cần theo dõi thường xuyên hơn thông qua việc siêu âm thai và đánh giá sự phát triển của thai. Bên cạnh đó, các sản phụ cũng cần chú ý hơn đến các cử động của thai nhi, khi thấy bất kỳ hiện tượng bất thường nào thì cần phải đi khám ngay để có thể xử trí kịp thời.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Nguy cơ tiềm ẩn ở phụ nữ mang thai béo phì

Hà Lê |

Theo thống kê tại các nước phát triển có từ 6-10% phụ nữ mang thai mắc thừa cân béo phì trong đó có Việt Nam.

Tại sao mẹ bầu dễ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Tâm An (T/H) |

Mẹ bầu cần sắt nhiều hơn để cung cấp cho cả mẹ và thai nhi nên khi lượng sắt cung cấp cho cơ thể không đủ sẽ dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt.

Những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu không nên bỏ lỡ

Hà Lê |

Khám thai đủ và đúng lịch là cách tốt nhất giúp mẹ theo dõi sự phát triển của con qua từng giai đoạn. Tuy nhiên đôi khi vì một số lý do, mẹ bầu chưa đi khám được ở một vài mốc khám thai.

Cẩn thận với dây rốn quấn cổ trong quá trình mang thai

ANH NHÀN |

Tần suất dây rốn quấn cổ chiếm khoảng 10 - 29% số thai kỳ và gia tăng theo tuổi thai. Ngoài ra còn ghi nhận dây rốn quấn ở những vị trí khác trên cơ thể như tứ chi, thân mình, thậm chí toàn thân. Đây là hiện tượng thường gặp trong mỗi thai kỳ, việc cần làm là các sản phụ không nên lo lắng quá mức mà làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và bé. 

Nguy cơ tiềm ẩn ở phụ nữ mang thai béo phì

Hà Lê |

Theo thống kê tại các nước phát triển có từ 6-10% phụ nữ mang thai mắc thừa cân béo phì trong đó có Việt Nam.

Tại sao mẹ bầu dễ bị thiếu máu, thiếu sắt?

Tâm An (T/H) |

Mẹ bầu cần sắt nhiều hơn để cung cấp cho cả mẹ và thai nhi nên khi lượng sắt cung cấp cho cơ thể không đủ sẽ dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt.

Những mốc khám thai quan trọng nào mẹ bầu không nên bỏ lỡ

Hà Lê |

Khám thai đủ và đúng lịch là cách tốt nhất giúp mẹ theo dõi sự phát triển của con qua từng giai đoạn. Tuy nhiên đôi khi vì một số lý do, mẹ bầu chưa đi khám được ở một vài mốc khám thai.

Cẩn thận với dây rốn quấn cổ trong quá trình mang thai

ANH NHÀN |

Tần suất dây rốn quấn cổ chiếm khoảng 10 - 29% số thai kỳ và gia tăng theo tuổi thai. Ngoài ra còn ghi nhận dây rốn quấn ở những vị trí khác trên cơ thể như tứ chi, thân mình, thậm chí toàn thân. Đây là hiện tượng thường gặp trong mỗi thai kỳ, việc cần làm là các sản phụ không nên lo lắng quá mức mà làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ và bé.