Những loại thuốc nên và không nên dùng khi sốt xuất huyết

Lâm Anh T/H |

Khi cần hạ sốt trong bệnh sốt xuất huyết, để đảm bảo an toàn, cần phân biệt rõ loại thuốc nào nên và không nên dùng.

Theo Dược sĩ Ngô Thị Thu Thủy và dược sĩ Nguyễn Hoàng Phương Khanh - Khoa Dược - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, khi mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân thường điều trị tại nhà bằng các thuốc hạ sốt thông thường, không cần chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, việc dùng thuốc hạ sốt trong bệnh sốt xuất huyết cần phải có một số lưu ý và nên theo hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ để tránh những tình huống bất lợi khi điều trị.

Thuốc hạ sốt nào có thể dùng trong bệnh sốt xuất huyết?

Để giảm sốt và đau đầu, đau mỏi người có thể dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường như Paracetamol.

Đây là loại thuốc có thể mua khi không có đơn của bác sĩ, dùng được cho mọi độ tuổi nhưng cần đảm bảo đủ và đúng liều theo tờ hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc dùng quá liều có thể gây ngộ độc, hoại tử gan cấp và các biến chứng nguy hiểm khác nên nếu người bị bệnh không giảm sốt hoặc sốt lại liên tục sau khi đã dùng đến liều thuốc tối đa cho phép thì cần phải đến khám tại các cơ sở y tế để có hướng xử lý phù hợp.

Thuốc hạ sốt nào không nên dùng khi bị sốt xuất huyết

Không nên dùng các loại thuốc hạ sốt khác như Aspirin hoặc Ibuprofen (hay các thuốc kháng viêm khác cùng nhóm) để giảm sốt và đau nhức do sốt xuất huyết gây ra, do tác dụng của thuốc sẽ tăng nguy cơ chảy máu và xuất hiện biến chứng.

Aspirin

Aspirin là thuốc hạ sốt, giảm đau mức độ vừa và nhẹ nhưng không được dùng trong bệnh sốt xuất huyết. Aspirin còn là thuốc chống kết tập tiểu cầu, ngăn cản hình thành cục máu đông và được dùng trong dự phòng và điều trị một số bệnh lý tim mạch.

Việc dùng thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác trong bệnh sốt xuất huyết như xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, xuất huyết dưới da...

Aspirin cũng không nên dùng để hạ sốt, giảm đau cho trẻ dưới 18 tuổi, đặc biệt là trẻ mắc phải hoặc đang hồi phục khỏi các bệnh do virus gây ra như thủy đậu, cúm mùa...

Các bệnh này cũng có các triệu chứng tương tư như sốt xuất huyết (sốt cao, mệt mỏi, đau nhức cơ thể ...) và có thể gây nhầm lẫn.

Ibuprofen và các thuốc giảm đau kháng viêm không Steroids khác

Tương tự với Aspirin, Ibuprofen cũng là một thuốc không nên dùng trong bệnh sốt xuất huyết do tăng nguy cơ chảy máu và các biến chứng khác của bệnh sốt xuất huyết.

Các thuốc khác cùng nhóm với ibuprofen (các thuốc giảm đau, kháng viêm không Steroids – NSAIDs) cũng không được dùng do các thuốc trong nhóm này đều có tác dụng làm ức chế kết tập tiểu cầu, gây nguy cơ chảy máu, biến chứng ở mức độ khác nhau trong bệnh sốt xuất huyết.

Lâm Anh T/H
TIN LIÊN QUAN

Các biến chứng khó lường của sốt xuất huyết

Ngọc Lê (T/H) |

Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến, dễ bùng phát vào mùa mưa. Triệu chứng của bệnh dễ nhầm sang sốt virus thông thường, chính vì điều này mà làm cho người bệnh chủ quan, lơ là.

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà: Cần chú ý từng dấu hiệu nhỏ

Anh nhàn |

Tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên những trường hợp bị sốt xuất huyết nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm tiểu cầu, theo dõi tình trạng bệnh và kê thuốc cho điều trị tại nhà thay vì ở bệnh viện. Vậy khi được chỉ định điều trị tại nhà, người bệnh sốt xuất huyết cần được chăm sóc như thế nào để nhanh hồi phục bệnh?

Bệnh Chikungunya: Biện pháp phòng ngừa như phòng bệnh sốt xuất huyết

TÂM AN |

Bệnh Chikungunya là bệnh nhiễm virus do muỗi vằn truyền bệnh, dịch bệnh này đã bùng phát và lan rộng khắp 15 tỉnh/thành phố của Campuchia. Sở Y tế TPHCM sẽ triển khai giám sát ca bệnh Chikungunya trong các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn. 

Đừng nhầm lẫn các dấu hiệu viêm cơ tim với sốt xuất huyết

Ngọc Lê |

Viêm cơ tim là một trong những bệnh lý về tim vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, do các dấu hiệu của viêm cơ tim khá giống với những dấu hiệu của sốt xuất huyết nên nhiều người còn nhầm lẫn và chủ quan.

Các biến chứng khó lường của sốt xuất huyết

Ngọc Lê (T/H) |

Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến, dễ bùng phát vào mùa mưa. Triệu chứng của bệnh dễ nhầm sang sốt virus thông thường, chính vì điều này mà làm cho người bệnh chủ quan, lơ là.

Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà: Cần chú ý từng dấu hiệu nhỏ

Anh nhàn |

Tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên những trường hợp bị sốt xuất huyết nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm tiểu cầu, theo dõi tình trạng bệnh và kê thuốc cho điều trị tại nhà thay vì ở bệnh viện. Vậy khi được chỉ định điều trị tại nhà, người bệnh sốt xuất huyết cần được chăm sóc như thế nào để nhanh hồi phục bệnh?

Bệnh Chikungunya: Biện pháp phòng ngừa như phòng bệnh sốt xuất huyết

TÂM AN |

Bệnh Chikungunya là bệnh nhiễm virus do muỗi vằn truyền bệnh, dịch bệnh này đã bùng phát và lan rộng khắp 15 tỉnh/thành phố của Campuchia. Sở Y tế TPHCM sẽ triển khai giám sát ca bệnh Chikungunya trong các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn. 

Đừng nhầm lẫn các dấu hiệu viêm cơ tim với sốt xuất huyết

Ngọc Lê |

Viêm cơ tim là một trong những bệnh lý về tim vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, do các dấu hiệu của viêm cơ tim khá giống với những dấu hiệu của sốt xuất huyết nên nhiều người còn nhầm lẫn và chủ quan.