Những lưu ý khi sử dụng Paracetamol

Hà Lê |

Paracetamol là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt từ nhẹ đến vừa, thuốc có nhiều dạng dùng phù hợp với các lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần thận trọng.

Trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, trên mạng xã hội đã xuất hiện một số hướng dẫn không rõ nguồn gốc liên quan đến việc sử dụng thuốc paracetamol để chữa trị triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau nhức, ... Song, sử dụng paracetamol không đúng cách hay sai liều lượng có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như hiệu quả chữa trị bệnh.

Cách sử dụng thuốc Paracetamol

Nên lựa chọn các dạng dùng phù hợp với từng lứa tuổi để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Đặc biệt với trẻ em (lưu ý với trẻ em dưới 2 tuổi nên dùng theo chỉ định của bác sĩ) nên lựa chọn các dạng bột pha uống, dung dịch uống hoặc viên đặt trực tràng khi người bệnh không uống được hoặc nôn trớ nhiều… người lớn có thể sử dụng dạng viên nén, viên nang hay viên sủi …

Tùy vào từng độ tuổi, cân nặng và tình trạng bệnh để lựa chọn liều dùng thuốc phù hợp, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng. Hàm lượng paracetamol tối đa với người Việt Nam có thể trạng trung bình và không có các yếu tố nguy cơ là không quá 4g/24 giờ với người trưởng thành, và liều của trẻ em tính theo cân nặng và độ tuổi, thường từ 10-20mg/kg cân nặng/lần, mỗi lần cách 4-6 giờ.

Thời gian sử dụng: Trong trường hợp giảm đau không nên dùng quá 10 ngày. Nếu quá thời gian trên bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra xem có gặp vấn đề gì không. Lưu ý chỉ được uống thuốc tiếp nếu có sự chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp dùng Paracetamol để hạ sốt với thân nhiệt từ 380C trở lên cũng không nên dùng quá 3 ngày liên tục. Nếu quá 3 ngày mà chưa có dấu hiệu thuyên giảm bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Những lưu ý khi sử dụng Paracetamol

- Không tự ý sử dụng Paracetamol nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Paracetamol là thành phần có trong rất nhiều loại thuốc. Do đó, nếu bạn sử dụng một số loại thuốc cùng nhau có thể vô tình khiến lượng Paracetamol nạp vào cơ thể vượt quá mức cho phép.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần đọc kỹ thành phần xem sản phẩm đó có chứa Paracetamol hay acetaminophen (hay APAP) không để xác định liều lượng thuốc cho phù hợp.

- Không sử dụng bia rượu trong thời gian uống thuốc Paracetamol vì sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Paracetamol

Sau khi sử dụng Paracetamol nếu thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào hãy liên hệ ngay tới bác sĩ để được kiểm tra nhanh nhất. Một số trường hợp dị ứng với Paracetamol có thể xuất hiện các triệu chứng như: khó thở, phát ban, sưng mặt, môi, họng, lưỡi...

Trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng bạn cần ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện ngay nếu thấy những triệu chứng như: Sốt nhẹ, buồn nôn, ăn uống không ngon miệng, đau dạ dày.

Nếu dùng cùng lúc hoặc liên tiếp nhiều sản phẩm có chứa cùng hoạt chất paracetamol (trong trường hợp thấy bệnh không thuyên giảm hoặc muốn dùng nhiều thuốc để có tác dụng mạnh), dẫn tới tổng liều paracetamol hằng ngày vượt quá quy định sẽ dẫn tới quá liều và ngộ độc lúc nào không biết.

Các biểu hiện ngộ độc ban đầu thường kín đáo, thậm chí không biểu hiện gì, hoặc có thể lẫn với các biểu hiện của bệnh gây đau, sốt. Tuy nhiên, khi xét nghiệm sẽ thấy men gan tăng dần, bắt đầu từ ngày thứ 2, thứ 3 trở đi.

Với trường hợp ngộ độc do lạm dụng thuốc thì tổn thương gan có thể chậm hơn. Khi bệnh nhân đã có tình trạng vàng da, chán ăn... tức là đã muộn. Khi có viêm gan nặng, người bệnh dễ bị suy gan, hôn mê gan, có thể dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, khi lạm dụng paracetamol có thể dẫn tới co mạch, xuất hiện cơn tăng huyết áp, đau tim, gây mê sảng, ảo giác, táo bón, tắc ruột, co giật, loạn nhịp tim... Với trẻ nhỏ, các thành phần kết hợp của thuốc này đều có nguy cơ gây thở yếu, ngừng thở.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Nhân vật bị nhận xét "hết thuốc chữa" trong phim "Hương vị tình thân 2"

An Nhiên |

Dù hết lần này đến lần khác bị Dũng hạ nhục, thế nhưng Diệp vẫn yêu anh ta đến mức "u mê" và chọn cách tha thứ. Điều này khiến số đông khán giả ức chế khi xem "Hương vị tình thân 2". Họ cho rằng Diệp đúng là đã... "hết thuốc chữa".

Những loại thuốc không bao giờ được uống với cà phê

Hà Anh |

Đôi khi mọi người bận rộn và uống thuốc nhanh bằng một ngụm cà phê. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đang nêu bật những tác dụng phụ của hành động này. 

Cứu sống bệnh nhi sốc phản vệ do uống Paracetamol

Hà Lê |

Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc) vừa cấp cứu thành công cứu sống kịp thời một bệnh nhi bị sốc phản vệ nặng do uống Paracetamol ở nhà.

Ngộ độc thuốc giảm đau paracetamol

Thanh Nga |

Người bệnh Đ.N.A (25 tuổi) ở An Đạo - Phù Ninh - Phú Thọ được đưa vào Khoa Cấp cứu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng ý thức lơ mơ, tiếp xúc chậm chạp, mệt mỏi, nôn nhiều, da vàng đậm, bụng chướng đau... Bước đầu xác định ngộ độc.

Nhân vật bị nhận xét "hết thuốc chữa" trong phim "Hương vị tình thân 2"

An Nhiên |

Dù hết lần này đến lần khác bị Dũng hạ nhục, thế nhưng Diệp vẫn yêu anh ta đến mức "u mê" và chọn cách tha thứ. Điều này khiến số đông khán giả ức chế khi xem "Hương vị tình thân 2". Họ cho rằng Diệp đúng là đã... "hết thuốc chữa".

Những loại thuốc không bao giờ được uống với cà phê

Hà Anh |

Đôi khi mọi người bận rộn và uống thuốc nhanh bằng một ngụm cà phê. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đang nêu bật những tác dụng phụ của hành động này. 

Cứu sống bệnh nhi sốc phản vệ do uống Paracetamol

Hà Lê |

Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc) vừa cấp cứu thành công cứu sống kịp thời một bệnh nhi bị sốc phản vệ nặng do uống Paracetamol ở nhà.

Ngộ độc thuốc giảm đau paracetamol

Thanh Nga |

Người bệnh Đ.N.A (25 tuổi) ở An Đạo - Phù Ninh - Phú Thọ được đưa vào Khoa Cấp cứu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng ý thức lơ mơ, tiếp xúc chậm chạp, mệt mỏi, nôn nhiều, da vàng đậm, bụng chướng đau... Bước đầu xác định ngộ độc.