Những nguy hiểm từ bệnh loãng xương

Thanh Chân |

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, thường chỉ được phát hiện khi bệnh nhân bị gãy xương. Không những vậy, tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già do mật độ xương ở độ tuổi này không đảm bảo đủ mức cho phép để xương cứng chắc như ở độ tuổi trưởng thành.  

Loãng xương là một bệnh phổ biến do rối loạn chuyển hóa của bộ xương, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương. Hơn thế nữa, loãng xương làm mất khối lượng xương và gây suy giảm cấu trúc của xương. 

Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương

Chia sẻ về mức độ nguy hiểm của bệnh loãng xương, bác sĩ Võ Hòa Khánh - Trưởng phòng Quản lí chất lượng Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (quận 5, TPHCM) thông tin: “Loãng xương tiến triển âm thầm. Thường người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống. Đây là những biểu hiện chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi có những biểu hiện gãy xương.

Loãng xương có thể đưa đến nhiều hậu quả liên quan tới sức khỏe, trong đó, nguy hiểm nhất là gây gãy xương. Mỗi năm có khoảng 2 triệu người bị gãy xương do loãng xương và điều này làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong”.

Theo đó, khi gặp biến chứng này, bệnh nhân cần được chăm sóc một thời gian dài, thậm chí, biến chứng này có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân chính gây ra gãy xương là do giảm khối lượng xương. Gãy xương do loãng xương có thể gặp ở bất cứ xương nào, tuy nhiên hay gặp ở xương vùng háng (gãy cổ xương đùi và gãy liên mấu chuyển xương đùi), gãy cột sống và gãy đầu dưới xương quay (cổ tay)...

Tình trạng loãng xương tăng đáng kể theo tuổi tác. Khoảng 24% ở nữ giới và 16% nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương, con số này sẽ tăng thêm gần 50% ở nữ giới và 35% ở nam giới với độ tuổi trên 85. Do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo đủ mức cho phép để bảo đảm xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành.

Phòng tránh nguy cơ loãng xương

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao là người già. Do nhóm này ít hoạt động thể lực, thể thao, đặc biệt tình trạng trao đổi chất dinh dưỡng kém hơn ở độ tuổi này. Loãng xương còn gặp ở phụ nữ mãn kinh hoặc người có bệnh lý cần phải dùng lâu dài thuốc glucocorticoides như viêm đa khớp dạng thấp, bệnh viêm cầu thận, bệnh cushing, xơ cứng bì, lupus… Ngoài ra, lối sống và chế độ ăn uống cũng là một trong những yếu tố gây bệnh. 

Để phòng tránh nguy cơ loãng xương, bác sĩ Võ Hòa Khánh cho hay: “Thay đổi chế độ ăn uống là cách đơn giản nhất để phòng tránh bệnh. Theo đó, mỗi người cần tăng cường bổ sung canxi, vitamin D có trong sữa, cá hồi, rau củ, hải sản… Không những vâỵ, có thể tăng cường bổ sung canxi từ thuốc chống loãng xương theo chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, mỗi người nên duy trì hoạt động thể lực bằng cách tập các môn thể dục phù hợp với độ tuổi. Trong đó, người cao tuổi có thể tập những bài tập dưỡng sinh, thiền… Hạn chế bia rượụ, thuốc lá. Ngoài ra, khám sức khoẻ định kỳ, đo loãng xương để biết mức độ loãng xương cũng là giải pháp phòng tránh bệnh”.

Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Nội soi lồng ngực cứu sống bé trai 8 tháng nuốt phải xương lươn lúc ăn dặm

Tâm An |

Trong lúc ăn dặm, bé trai 8 tháng tuổi nuốt phải xương lươn. Các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng 2 đã phẫu thuật nội soi lồng ngực cứu sống bé. 

Nguy cơ thủng ruột vì nuốt phải xương cá, tăm xỉa răng

Tâm An |

Các vật nhọn và dài như xương cá, tăm xỉa răng nếu vô ý nuốt phải có thể khiến người bệnh thủng ruột, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm khi đi sâu xuống hệ tiêu hoá. 

Cảnh báo nguy cơ gãy xương cánh tay do vật tay quá đà

Thanh Chân |

Gãy xương cánh tay do vật tay thường tạo ra những trường hợp gãy phức tap. Thậm chí, khi gãy xương cánh tay rất dễ gây biến chứng liệt thần kinh quay, có thể làm mất chức năng duỗi cổ tay và các ngón tay.

Cứu sống bệnh nhân gãy xương hàm, chảy máu vùng miệng liên tục

Thanh Chân |

Bệnh viện Thống Nhất (quận Tân Bình, TPHCM) vừa cho biết về trường hợp tai nạn giao thông nguy kịch được cứu sống kịp thời. 

Nội soi lồng ngực cứu sống bé trai 8 tháng nuốt phải xương lươn lúc ăn dặm

Tâm An |

Trong lúc ăn dặm, bé trai 8 tháng tuổi nuốt phải xương lươn. Các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng 2 đã phẫu thuật nội soi lồng ngực cứu sống bé. 

Nguy cơ thủng ruột vì nuốt phải xương cá, tăm xỉa răng

Tâm An |

Các vật nhọn và dài như xương cá, tăm xỉa răng nếu vô ý nuốt phải có thể khiến người bệnh thủng ruột, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm khi đi sâu xuống hệ tiêu hoá. 

Cảnh báo nguy cơ gãy xương cánh tay do vật tay quá đà

Thanh Chân |

Gãy xương cánh tay do vật tay thường tạo ra những trường hợp gãy phức tap. Thậm chí, khi gãy xương cánh tay rất dễ gây biến chứng liệt thần kinh quay, có thể làm mất chức năng duỗi cổ tay và các ngón tay.

Cứu sống bệnh nhân gãy xương hàm, chảy máu vùng miệng liên tục

Thanh Chân |

Bệnh viện Thống Nhất (quận Tân Bình, TPHCM) vừa cho biết về trường hợp tai nạn giao thông nguy kịch được cứu sống kịp thời.