Những rối loạn bệnh Tic ở trẻ sử dụng thiết bị điện tử nhiều

Nguyễn Ly |

Các thiết bị điện tử ngày càng phổ biến, đặc biệt sau thời gian phải ở nhà tránh dịch COVID-19 trẻ em phải học online nên hình thành thói quen sử dụng các thiết bị điện tử. Đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn khiến nhiều trẻ mắc bệnh Tic tăng nhanh trong thời gian qua.

Những cử động bất thường của các cơ 

Em N.V.N (10 tuổi, ngụ tỉnh Bình Thuận) liên tục có những cử động bất thường ở đầu, cổ và người, lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng em không thể kiểm soát hành động của mình. 

Theo gia đình chia sẻ, biểu hiện này của em bắt đầu khởi phát cách đây gần 8 tháng. Lúc đầu cử động chỉ nhẹ nhưng thời gian gần đây tần suất ngày càng cao, gia đình lo lắng em bị động kinh nên đã đưa em đến bệnh viện khám và được chẩn đoán mắc bệnh Tic. 

"Gia đình cũng lo lắng lắm, đến đây khám và bác sĩ cho uống thuốc được 2 tuần rồi, cũng thấy triệu chứng của cháu đỡ hơn, không còn giật nhiều như trước nữa", bà ngoại bệnh nhi chia sẻ.

Bác sĩ Lý Hiển Khánh - Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho biết, bệnh Tic đã có mặt từ rất lâu nhưng thường hiếm gặp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỉ lệ trẻ em mắc bệnh Tic nhiều. Qua theo dõi bệnh sử, đa phần trẻ đều có thói quen sử dụng thiết bị điện tử nhiều, dẫn đến không kiểm soát được những cử động giật cơ bất thường của mình. Phụ huynh nếu có thấy một là nghĩ con bị động kinh hoặc đó là tật bẩm sinh  nên không can thiệp. 

Lý giải về bệnh này, bác sĩ Hiển Khánh chia sẻ thêm: “Rối loạn Tic (Tic Disoder) là cử động bất thường của các cơ, lặp đi lặp lại không kiểm soát được. Nếu xảy ra ở các cơ vận động thì được gọi là Tic vận động; xảy ra ở các cơ hô hấp thì gọi là Tic âm thanh”. 

Tic là chứng bệnh lạ, rất nhiều người lần đầu tiên nghe đến. Thế nhưng, trong những ngày qua, nhiều trẻ em ở khu vực phía Nam đã phải nhập viện điều trị, thậm chí có trường hợp quá nặng phải điều trị tới hơn 2 tuần, dễ gây các biến chứng thần kinh.

Bệnh lạ nhưng có thể điều trị khỏi 

Theo chuyên gia y tế, hội chứng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Có khoảng 20% trẻ ở độ tuổi đi học mắc phải rối loạn này; thường trầm trọng khi trẻ ở độ tuổi 11-12, sau đó giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Đối với một số trẻ, rối loạn này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi lớn, nhưng cũng có trẻ đối mặt với nó đến khi trưởng thành.

Tần suất, cường độ và thời gian giật các cơ ở từng trẻ khác nhau. Có 2 loại Tic chính, đi kèm với những biểu hiện không giống nhau: Tic đơn giản liên quan đến một nhóm cơ hoặc âm thanh đơn giản. Tic âm thanh đơn giản bao gồm: Thở dài, ho, lẩm bẩm, các âm thanh khác như tặc lưỡi, hắng giọng, la hét… Tic vận động đơn giản bao gồm: Nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu, giật cơ hàm.

Tic phức tạp liên quan đến nhiều nhóm cơ. Tic âm thanh phức tạp bao gồm nói các từ hoặc các câu lặp đi lặp lại và không phù hợp với bối cảnh. Tic vận động phức tạp bao gồm hành động tự vỗ vào người, tự cắn, nhảy nhót, giậm chân, xoay tròn…

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây rối loạn Tic. Tuy nhiên, một số yếu tố về môi trường và sinh học có thể gây ra hội chứng này. Ví dụ, các chất gây dị ứng, hóa chất trong sản phẩm làm sạch; thậm chí do bị ảnh hưởng bởi phim ảnh hoặc các trò chơi điện tử. Cũng có nghiên cứu cho rằng, rối loạn Tic do di truyền, do những bất thường trong não hoặc các chất dẫn truyền thần kinh. Hội chứng Tic cũng có thể do đột quỵ, chấn thương đầu, nhiễm trùng, thoái hóa thần kinh, tế bào gai thần kinh và nhũn não…

Theo BS.Nguyễn Thị Thùy Vân- Khoa Nhiễm thần kinh (BV Nhi Đồng 1), thông thường khi cha mẹ nghe con bị rối loạn Tic thì rất bất ngờ do chưa từng nghe. Bệnh này không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ cho trẻ, khiến cha mẹ dễ bị stress. Trẻ mắc rối loạn Tic thường do cha mẹ quá bận bịu, giao con cho ông bà giữ hoặc cho con xem tivi, internet, chơi game, chơi ipad... quá nhiều.

Cũng theo BS Vân, khi công nghệ chưa phát triển, bệnh này đã được lịch sử y khoa ghi nhận. Tuy nhiên, hiện nay, với những trẻ mắc Tic khi được khuyên từ bỏ chơi game, xem tivi… thì bệnh được cải thiện khá tốt. Bên cạnh đó, trẻ bệnh nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc bổ và liệu pháp tâm lý. Còn với trẻ bị nặng phải dùng thuốc đặc trị nên cha mẹ cần phải kiên trì phối hợp với bác sĩ trong điều trị...

Nguyễn Ly
TIN LIÊN QUAN

Nguy hiểm rình rập trẻ nhỏ ngay trong nhà

Hà Lê |

Trẻ có thể gặp tai nạn ngay chính trong ngôi nhà của mình như nuốt phải thuốc diệt chuột, bỏng hóa chất, uống thuốc tẩy... Đây là những tai nạn dễ xảy ra, đã được cảnh báo nhiều nhưng vẫn xảy ra.

Cảnh giác với dị vật đường tiêu hoá gây nhiều hậu quả khó lường

Hạ Mây |

Dị vật đường tiêu hoá là một tai nạn thường gặp nhưng khó chẩn đoán. Nhiều người bị dị vật đường tiêu hoá thường không biết rằng mình đã nuốt phải dị vật nên không có một mốc thời gian cụ thể nào từ khi nuốt phải dị vật cho đến khi dị vật gây nên biến chứng. Thiếu tá, BSCK1 Hoàng Xuân Trường – Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Quân y 175 (TPHCM) đưa ra một số nhận định, lời khuyên trước những trường hợp này.

Nhịn đi vệ sinh, dễ mắc bệnh táo bón nặng

Nguyễn Ly |

Táo bón là bệnh phổ biến mà hầu như ai cũng có thể mắc phải. Triệu chứng táo bón thường xuất hiện khi chế độ ăn uống không hợp lý, một số ít có thể do các bệnh lý khác ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá dẫn đến táo bón. Các chuyên gia cho rằng, dù là bệnh thường gặp nhưng cũng không nên xem nhẹ. 

Nhiều người trẻ ngưng tim đột ngột khi tham gia sinh hoạt thường nhật

HƯƠNG SƠN |

TPHCM - Nhiều bệnh nhân tuổi đời còn rất trẻ nhưng bất ngờ bị ngưng tim, ngưng thở, huyết áp không đo được. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng. 

Nguy hiểm rình rập trẻ nhỏ ngay trong nhà

Hà Lê |

Trẻ có thể gặp tai nạn ngay chính trong ngôi nhà của mình như nuốt phải thuốc diệt chuột, bỏng hóa chất, uống thuốc tẩy... Đây là những tai nạn dễ xảy ra, đã được cảnh báo nhiều nhưng vẫn xảy ra.

Cảnh giác với dị vật đường tiêu hoá gây nhiều hậu quả khó lường

Hạ Mây |

Dị vật đường tiêu hoá là một tai nạn thường gặp nhưng khó chẩn đoán. Nhiều người bị dị vật đường tiêu hoá thường không biết rằng mình đã nuốt phải dị vật nên không có một mốc thời gian cụ thể nào từ khi nuốt phải dị vật cho đến khi dị vật gây nên biến chứng. Thiếu tá, BSCK1 Hoàng Xuân Trường – Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Quân y 175 (TPHCM) đưa ra một số nhận định, lời khuyên trước những trường hợp này.

Nhịn đi vệ sinh, dễ mắc bệnh táo bón nặng

Nguyễn Ly |

Táo bón là bệnh phổ biến mà hầu như ai cũng có thể mắc phải. Triệu chứng táo bón thường xuất hiện khi chế độ ăn uống không hợp lý, một số ít có thể do các bệnh lý khác ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá dẫn đến táo bón. Các chuyên gia cho rằng, dù là bệnh thường gặp nhưng cũng không nên xem nhẹ. 

Nhiều người trẻ ngưng tim đột ngột khi tham gia sinh hoạt thường nhật

HƯƠNG SƠN |

TPHCM - Nhiều bệnh nhân tuổi đời còn rất trẻ nhưng bất ngờ bị ngưng tim, ngưng thở, huyết áp không đo được. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng.