Phòng ngừa và điều trị viêm ruột thừa

An Nhiên |

Chương trình Bác sĩ gia đình vừa phát sóng chủ đề “Phòng ngừa và điều trị viêm ruột thừa” có sự tham gia tư vấn của Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn, Nguyên giảng viên Trường Đại học Y Dược TP HCM. 

Tuần này, chương trình mang đến tình huống người mẹ hớt hải hỏi cô con gái đang ôm bụng đau đớn ngồi trên ghế.

Trong khi đó, khi nghe em gái nói về tình trạng của mình: ban đầu đau chỗ thượng vị rồi buồn nôn, sau đó đau qua mé sườn phải đến mức "đi không được đứng không xong", người anh cho rằng, đây là các triệu chứng của viêm ruột thừa.

Giải đáp các thắc mắc của các nhân vật trong tình huống, Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn cho biết: “Ruột thừa của mình thường nằm ở bên phải, thông thường khi nó đau sẽ có một hệ thống thần kinh chi phối toàn bộ đường ruột. Cho nên có một số trường hợp khi bị đau sẽ đau ở thượng vị trước cảm giác giống như chúng ta bị viêm dạ dày.

Sau một vài tiếng, cơn đau đó sẽ kéo về phía bên phải, cơn đau rất dữ dội, đôi khi sẽ kèm theo triệu chứng buồn nôn. Viêm ruột thừa còn kèm theo sốt nhẹ hoặc nặng tuỳ theo thể trạng. Điều quan trọng của người bị viêm ruột thừa thì phải khám thì sẽ thấy vùng bị sẽ phản ứng lại sau đó sẽ xác định lại vùng đó có bị viêm hay không.

Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp bị viêm ruột thừa rất mơ hồ, cơn đau chỉ thoáng qua nên bệnh nhân hiểu lầm các triệu chứng của bệnh lý khác nên đôi khi chúng ta để quá trễ so với viêm ruột thừa thành ra khi có những cơn đau ở vùng bụng chúng ta nên chú ý”.

Theo bác sĩ, người bệnh cần lưu ý phòng ngừa và điều trị viêm ruột thừa gồm có: Thứ nhất, nên đi khám ngay khi có triệu chứng đau bụng hay bất thường ở đường tiêu hóa. Thứ hai, duy trì một chế độ ăn uống vệ sinh, khoa học, đặc biệt là giàu chất xơ, tránh dùng chất kích thích.

Thứ ba, tăng cường vận động để nâng cao sức khoẻ. Thứ tư, sau phẫu thuật cắt ruột thừa, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng không bưng bê vật nặng hoặc tham gia các hoạt động quá sức.

Thứ năm, nên ăn thức ăn lỏng, uống nhiều nước và thức uống không chứa caffeine, tránh thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ để ngăn ngừa táo bón sau phẫu thuật. Thứ sáu, sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau dưới sự tư vấn của bác sĩ. Thứ bảy, người bệnh cần tái khám sau khoảng 2 tuần kể từ khi xuất viện.

An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Gợi ý những mẹo chăm sóc tóc trước khi đi ngủ

Thảo Hương (Theo healthshots) |

Để có một mái tóc suôn mượt, chắc khỏe và giảm nguy cơ gãy rụng, các chị em cần chăm sóc tóc trước khi đi ngủ.

Nhiễm giun sán qua đường da, mắt và ăn uống nguy hiểm như thế nào?

HƯƠNG SƠN |

Bệnh giun sán ở trẻ là bệnh rất thường gặp, tuy nhiên, nếu cha mẹ lơ là, không quan tâm và không điều trị sớm tình trạng này sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng khó lường. 

Những nhóm đối tượng nào không nên ăn thịt đỏ?

Hương Lê (Theo Eatthis) |

Ăn thịt đỏ thường xuyên có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển cholesterol cao và tăng huyết áp.

Nhập viện muộn viêm ruột thừa biến chứng

Hà Lê |

Thời gian gần đây, số trẻ được chẩn đoán viêm ruột thừa, do nhập viện muộn gây biến chứng thành viêm phúc mạc có xu hướng gia tăng. Hầu hết trường hợp nhập viện muộn do gia đình có tâm lý e ngại đi viện mùa dịch, khiến bệnh của trẻ chuyển biến nặng, gây trở ngại cho việc điều trị, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Gợi ý những mẹo chăm sóc tóc trước khi đi ngủ

Thảo Hương (Theo healthshots) |

Để có một mái tóc suôn mượt, chắc khỏe và giảm nguy cơ gãy rụng, các chị em cần chăm sóc tóc trước khi đi ngủ.

Nhiễm giun sán qua đường da, mắt và ăn uống nguy hiểm như thế nào?

HƯƠNG SƠN |

Bệnh giun sán ở trẻ là bệnh rất thường gặp, tuy nhiên, nếu cha mẹ lơ là, không quan tâm và không điều trị sớm tình trạng này sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng khó lường. 

Những nhóm đối tượng nào không nên ăn thịt đỏ?

Hương Lê (Theo Eatthis) |

Ăn thịt đỏ thường xuyên có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển cholesterol cao và tăng huyết áp.

Nhập viện muộn viêm ruột thừa biến chứng

Hà Lê |

Thời gian gần đây, số trẻ được chẩn đoán viêm ruột thừa, do nhập viện muộn gây biến chứng thành viêm phúc mạc có xu hướng gia tăng. Hầu hết trường hợp nhập viện muộn do gia đình có tâm lý e ngại đi viện mùa dịch, khiến bệnh của trẻ chuyển biến nặng, gây trở ngại cho việc điều trị, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.