Quyết liệt phòng chống, ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi

Kim Đồng |

“Dịch không lây sang người nhưng nếu chúng ta không quyết liệt, ráo riết, thì dịch diễn biến phức tạp, lan rộng nhiều nơi, thậm chí tái bùng phát dịch,… thì không biết sẽ thiệt hại đến đâu. Đặc biệt, sẽ xử lý nghiêm hành vi vứt xác lợn xuống sông, giết mổ lợn lậu, lợn bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP…”, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh DTLCP các tỉnh phía Nam diễn ra tại TPHCM vào cuối tháng 5.

Người “căng mình” chống dịch, kẻ tuồn lợn bệnh vào chợ

Trước việc DTLCP đã và đang diễn biến phức tạp trên diện rộng, lãnh đạo các bộ ngành liên quan đã tổ chức những cuộc họp khẩn để bàn kế sách dập dịch…

Báo cáo của Bộ NNPTNT cho thấy, tại khu vực Đông và Tây Nam bộ, ổ dịch đầu tiên xuất hiện tại tỉnh Hậu Giang vào ngày 11.4.2019; đến nay dịch bệnh đã xảy ra tại 29 xã của 16 huyện thuộc 8 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Vĩnh Long, Hậu Giang,… với tổng số lợn mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy 4.840 con, chiếm 0,08% tổng đàn lợn trong khu vực,…

Trong đó, tại Đồng Nai: Dịch xảy ra từ ngày 17.4.2019, đến nay dịch đã xuất hiện tại 20 hộ thuộc 9 xã, 4 huyện (huyện Trảng Bom, huyện Nhơn Trạch, huyện Vĩnh Cửu, huyện Long Thành) với tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy là 2.181 con. Tương tự tại Bình Dương: Dịch xảy ra từ ngày 19.5.2019, đến nay dịch đã xuất hiện ra tại 5 hộ thuộc 1 xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo với tổng số lợn mắc bệnh và tiêu hủy là 1.096 con...

Trước tình hình trên, trong lúc các cơ quan ban ngành ráo riết tìm mọi giải pháp để đối phó với dịch thì một số trường hợp vì lợi nhuận lại tuồn lợn bệnh vào các chợ để tiêu thụ. Điển hình, ngày 23.4.2019, ông Nguyễn Thanh Tú vận chuyển 31 con lợn đã qua giết mổ nhập vào chợ Bình Điền TPHCM (sạp LỆ H1-107). Đoàn kiểm tra của Đội số 10, đã tiến hành kiểm tra phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật mang biển kiểm soát 51C - 20798 và phát hiện 2 con lợn đã qua giết mổ từ cơ sở giết mổ gia súc Long Hiệp (Long An) có trọng lượng 180 kg. Thịt sậm màu, các hạch xung huyết, mỡ màu hồng, không bảo đảm về an toàn thực phẩm (ATTP). Ban QL ATTP đã quyết định phạt với số tiền trên 8 triệu đồng.

Với các trường hợp vi phạm, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng BQL ATTP TPHCM cho rằng, sẽ xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định pháp luật. Ngoài ra, trước diễn biến phức tạp của DTLCP và ngăn chặn nguy cơ bệnh dịch thâm nhập tại TPHCM, Ban đã triển khai kiểm tra hàng loạt các điểm nóng về giết mổ, phân phối và tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn ra thị trường, để kịp thời phát hiện xử lý vi phạm ATTP. Tiến hành kiểm tra cơ sở giết mổ tập trung tại Hóc Môn, Củ Chi, hoạt động kinh doanh mua bán thịt lợn tại các chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền...

Đồng quan điểm, tại Hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh DTLCP các tỉnh phía Nam, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NNPTNT cũng nhấn mạnh, thời gian tới sẽ điều tra và xử lý hình sự đối với việc vứt xác lợn chết xuống sông, suối tại một số địa phương, cố tình giết mổ lợn lậu, lợn bệnh DTLCP. 

Tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.
Tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm hành vi vi phạm an toàn thực phẩm theo quy định pháp luật.

Dịch tả lợn châu Phi không lây sang người

Theo Bộ NNPTNT, bệnh DTLCP là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra; lây lan nhanh qua tiếp xúc trực tiếp mầm bệnh và xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi loại heo. Bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng và có thể gây chết 100% số heo mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh dịch tả lợn Châu Phi không lây sang người, bệnh chỉ lây nhiễm trên loài lợn (bao gồm lợn rừng và lợn nuôi), không gây bệnh cho các loài động vật khác. Bệnh lây chủ yếu trực tiếp từ lợn mắc bệnh sang lợn khỏe mạnh.

Ngoài ra, bệnh có thể lây lan gián tiếp thông qua thức ăn thừa dùng để chăn nuôi, phương tiện, dụng cụ chăn nuôi, quần áo có chứa chất mang vi rút. Hiện nay trên thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh DTLCP, vì vậy giải pháp phòng bệnh bằng các biện pháp an toàn sinh học là chính.

Theo đó, để phòng chống dịch bệnh, cần áp dụng “5 không” tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn, cụ thể: Không giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển heo bệnh, heo chết; Không giết mổ, tiêu thụ thịt heo bệnh, thịt heo chết; Không vứt heo chết ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa nuôi heo mà không qua xử lý nhiệt,… 

Ráo riết phòng chống dịch

Tại TPHCM, bệnh DTLCP chưa xảy ra tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn nhưng đã xảy ra bệnh tại các tỉnh lân cận cung cấp thịt lợn cho thành phố như Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương… Cụ thể: Nguồn lợn nhập vào TPHCM giết mổ chủ yếu từ Đồng Nai (46,41%), Bình Dương (19,03%), Bình Thuận (10,88%), Bà Rịa - Vũng Tàu (8,01%)… Việc này, khiến TP lo lắng vì nằm trong “vòng vây dịch”.

Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM cho biết, TPHCM đã ban hành quyết định xây dựng kế hoạch phòng chống DTLCP với 3 tình huống: Dịch ở miền Bắc, miền Trung; Dịch xảy ra ở ven TPHCM; và dịch xuất hiện địa bàn quận, huyện TP. Chỉ đạo thành lập thêm chốt giám sát ven đô, kiểm soát chặt nguồn thịt lợn vào thành phố. Tăng tần suất hoạt động của các đoàn kiểm tra liên ngành, lập thêm 3 chốt ở vùng giáp ranh Bình Dương, Đồng Nai và một số đầu mối giao thông. Thực hiện tiêu độc, khử trùng tại các điểm vào nội thành và điểm giết mổ trong thành phố,…

Kim Đồng
TIN LIÊN QUAN

Giải mã gene kết hợp trí tuệ nhân tạo giúp chăm sóc sức khỏe chính xác

Thế Lâm |

Trong khuôn khổ hội thảo “Sự kết hợp của giải mã gene và trí tuệ nhân tạo - phương thức đột phá chăm sóc sức khoẻ Việt”, các chuyên gia hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực di truyền học, trí tuệ nhân tạo, kinh tế đã đến Việt Nam thuyết trình.

Phục hồi chức năng giúp phòng ngừa và điều trị tốt bệnh thoái hóa khớp

Kim Đồng |

Thoái hóa khớp là căn bệnh mạn tính gây đau đớn hàng đầu cho người cao tuổi (phần sụn nằm ở đầu xương mòn dần theo thời gian, gây ra gai xương, biến dạng khớp, hạn chế vận động, nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp, tàn phế). Nguy cơ mắc bệnh cao ở nữ giới, người lớn tuổi, béo phì, chấn thương khớp, nhiễm trùng…

Rượu bia tác hại đến sức khỏe và tạo gánh nặng cho xã hội

Kim Đồng |

Nhắc đến tác hại của bia rượu thì các chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra hàng loạt căn bệnh kéo theo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngoài ra, rượu bia còn là nguyên nhân của những  tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng và các tệ nạn xã hội khác.

Mùa hè cẩn trọng trẻ đuối nước khi tắm biển, sông, hồ

K. Đồng |

Gần đây trên cả nước liên tục xảy ra tình trạng trẻ bị đuối nước do tắm sông suối, ao hồ khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Mùa hè cũng đang đến gần. Để ngăn ngừa đuối nước xảy ra ở trẻ em, phụ huynh cần nắm rõ cách sơ cấp cứu ban đầu và một số nguyên tắc cần biết để ứng cứu kịp thời.

Giải mã gene kết hợp trí tuệ nhân tạo giúp chăm sóc sức khỏe chính xác

Thế Lâm |

Trong khuôn khổ hội thảo “Sự kết hợp của giải mã gene và trí tuệ nhân tạo - phương thức đột phá chăm sóc sức khoẻ Việt”, các chuyên gia hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực di truyền học, trí tuệ nhân tạo, kinh tế đã đến Việt Nam thuyết trình.

Phục hồi chức năng giúp phòng ngừa và điều trị tốt bệnh thoái hóa khớp

Kim Đồng |

Thoái hóa khớp là căn bệnh mạn tính gây đau đớn hàng đầu cho người cao tuổi (phần sụn nằm ở đầu xương mòn dần theo thời gian, gây ra gai xương, biến dạng khớp, hạn chế vận động, nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp, tàn phế). Nguy cơ mắc bệnh cao ở nữ giới, người lớn tuổi, béo phì, chấn thương khớp, nhiễm trùng…

Rượu bia tác hại đến sức khỏe và tạo gánh nặng cho xã hội

Kim Đồng |

Nhắc đến tác hại của bia rượu thì các chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra hàng loạt căn bệnh kéo theo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngoài ra, rượu bia còn là nguyên nhân của những  tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng và các tệ nạn xã hội khác.

Mùa hè cẩn trọng trẻ đuối nước khi tắm biển, sông, hồ

K. Đồng |

Gần đây trên cả nước liên tục xảy ra tình trạng trẻ bị đuối nước do tắm sông suối, ao hồ khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Mùa hè cũng đang đến gần. Để ngăn ngừa đuối nước xảy ra ở trẻ em, phụ huynh cần nắm rõ cách sơ cấp cứu ban đầu và một số nguyên tắc cần biết để ứng cứu kịp thời.