Tình trạng nuôi khỉ để trị... “ban khỉ” là phản khoa học

KIM ĐỒNG |

Gần đây, có thông tin cho rằng ngoài việc nuôi khỉ để làm cảnh thì một số hộ gia đình tại TPHCM nuôi loài thú này để trị “ban khỉ” cho con?. Việc trị “ban khỉ” có dứt hay không thì không biết nhưng tình trạng gây ô nhiễm môi trường do phân, nước tiểu… do khỉ gây ra là có. Ngoài ra, nuôi khỉ trong nhà còn có nguy cơ lây lan mầm bệnh dại và nhiều mối nguy hiểm khó lường!

Khỉ xổng chuồng… tấn công người

Thời gian gần đây, cháu bé 14 tháng tuổi ở Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh (TPHCM) bị một con khỉ xổng chuồng nặng khoảng 7kg, 3 năm tuổi cắn rách đầu gây chấn thương sọ não do lún xương sọ vùng đỉnh… đã khiến nhiều người bàng hoàng. Trước đó, bé gái N.P.N.K đang ngồi chơi với gia đình trước sân nhà thì bất ngờ bị khỉ nhà hàng xóm to gấp đôi xổng chuồng, chạy qua tấn công, cào mặt và cắn ngay đỉnh đầu bé.

Sau khi sự việc xảy ra, cháu bé được nhanh chóng đi cấp cứu tại BV Nhi Đồng Thành phố. Tại BV, bé gái nhập viện trong tình trạng toàn bộ vùng tóc và da đầu bị lột hết ra, máu chảy nhiều. Qua kết quả thăm khám lâm sàng và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhi K. bị chấn thương sọ não do lún xương sọ vùng đỉnh, chẩm phải. Êkíp mổ đã tiến hành bóc tách tổ chức dưới da bộc lộ vùng lún, vết cắn dài khoảng 6cm, cắt xung quanh phần xương lún. Ca mổ diễn ra thành công. Các bác sĩ đã áp dụng những những biện pháp điều trị tích cực và phù hợp nhất trong việc chống nhiễm trùng và cầm máu cho bé.

Trước sự việc trên, phóng viên Báo Lao Động đã tìm hiểu để biết  từ đâu loài vật nuôi này lại hung hăng tấn công người khi xổng chuồng!. Theo ông Lâm Tùng Quế (Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm TPHCM), con khỉ cắn cháu bé 14 tháng tuổi ở huyện Bình Chánh, TPHCM vừa qua là loài khỉ đuôi dài, giống đực, nặng 7 kg, khoảng 3 năm tuổi. Con khỉ này sống trong khu rừng thuộc huyện Bình Chánh và đi lạc vào khu dân cư. Sau khi bắt về, chủ nhà đã nuôi để làm cảnh và nhốt trong chuồng. Khi xổng chuồng, con khỉ chạy qua nhà hàng xóm và đột ngột tấn công cháu bé.

“Sau khi sự việc xảy ra, Chi cục Kiểm lâm TPHCM đã đưa con khỉ này vào Trạm Cứu hộ động vật hoang dã TPHCM (huyện Củ Chi) nhốt cách ly 100 ngày để theo dõi bệnh dại. Sau đó, nếu không có gì bất thường, con khỉ sẽ được thả chung với đàn khỉ trong rừng”, ông Quế nói.

Nuôi khỉ để trị… “ban khỉ”?

Trao đổi thêm với chúng tôi, ông Quế cho biết, hiện nay không ít người tìm mua khỉ về nuôi nhằm mục đích để làm cảnh. Một vài trường hợp cho rằng, nuôi khỉ còn để…trị “ban khỉ” cho con. Theo đó, họ tin rằng khỉ nuôi sẽ hút hết… “ban khỉ” trong người và con cái họ sẽ mau chống hết bệnh. Ngoài ra, ông Quế cho rằng, việc trị "ban khỉ" này có dứt hay không thì không biết nhưng tình trạng hôi hám, gây ô nhiễm môi trường do phân, nước tiểu… khỉ gây ra thì có. Thêm vào đó, nuôi khỉ trong nhà còn có nguy cơ lây lan mầm bệnh dại và tiềm ẩn nguy cơ bị khỉ tấn công như nhiều trường hợp đã xảy ra.

“Do bị nhốt nên khỉ dễ rơi vào trạng thái ức chế tâm sinh lý. Một khi xổng chuồng là khỉ tìm người tấn công. Chưa hết, đến mùa sinh sản loài này càng hung dữ hơn, tìm cách phá chuồng ra ngoài để tìm bạn tình và tấn công con người. Khi bị khỉ tấn công phải thật bình tĩnh, nhẹ nhàng xua đuổi. Tuyệt đối không dùng các hành động như hò hét. Việc này sẽ làm khỉ hoảng sợ và càng kích động, có thể tiếp tục hung hang tấn công người” - ông Quế nói.

Theo một bác sĩ tại TPHCM, việc không may bị khỉ cắn, hay các động vật khác như chó, mèo sẽ có nguy cơ mắc bệnh dại nên phải biết cách xử trí vết thương, áp dụng những những biện pháp điều trị tích cực và phù hợp nhất trong việc chống nhiễm trùng, cầm máu... Khuyến cáo người dân nên hạn chế tiếp xúc với những vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ tấn công người.

Ngoài ra, ông Quế cũng cho biết, việc nuôi động vật hoang dã nói chung và khỉ nói riêng phải đảm bảo các điều kiện trong Nghị định 82/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Nếu vi phạm, chủ nuôi sẽ bị phạt theo Nghị định 157/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

Về thông tin nuôi khỉ để trị "ban khỉ", TS.BS Trương Ngọc Lan (Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM) cho rằng: "Ban không phải là bệnh mà là tên dân gian của một bệnh lý. Ban là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác nhau. Nhiều nguyên nhân gây ra ban như dị ứng, sởi (ban sởi)… Do vậy khi bị ban cần đến bác sĩ khám và điều trị. Cũng chẳng có cơ sở khoa học nào cho rằng việc nuôi khỉ để trị ban khỉ….”. 

KIM ĐỒNG
TIN LIÊN QUAN

Thêm một ứng dụng tư vấn, chăm sóc sức khỏe trực tuyến

T.TH |

Ngày 6.10, lần đầu tiên VieVie phối hợp, đồng hành cùng diễn đàn Webtretho tổ chức ngày hội “Quẳng gánh lo đi để sống khoẻ” nhằm đem lại những kiến thức, trải nghiệm và một ứng dụng mới trong việc tư vấn, chăm sóc sức khoẻ trực tuyến.

20.000 người được tham gia khám bệnh miễn phí

Anh Nhàn |

Trong hai ngày 6 và 7.10, khoảng 20.000 người đã tham gia ngày hội sức khỏe cộng đồng 2018 để được khám và tư vấn chữa bệnh miễn phí tại Nhà văn hóa Thanh niên, TPHCM.

Đồng Nai: Tiến hành chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ

HÀ ANH CHIẾN |

Trước tình hình các loại dịch bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, mới đây, đoàn công tác của Bộ Y tế đã làm việc tại tỉnh Đồng Nai.

TP.HCM: Khẩn trương phòng chống bệnh truyền nhiễm trong trường học

Anh Nhàn |

Bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM vừa gửi công văn khẩn đề nghị Thủ trưởng các Cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố tích cực triển khai hoạt động phòng chống dịch bệnh trong trường học.

Thêm một ứng dụng tư vấn, chăm sóc sức khỏe trực tuyến

T.TH |

Ngày 6.10, lần đầu tiên VieVie phối hợp, đồng hành cùng diễn đàn Webtretho tổ chức ngày hội “Quẳng gánh lo đi để sống khoẻ” nhằm đem lại những kiến thức, trải nghiệm và một ứng dụng mới trong việc tư vấn, chăm sóc sức khoẻ trực tuyến.

20.000 người được tham gia khám bệnh miễn phí

Anh Nhàn |

Trong hai ngày 6 và 7.10, khoảng 20.000 người đã tham gia ngày hội sức khỏe cộng đồng 2018 để được khám và tư vấn chữa bệnh miễn phí tại Nhà văn hóa Thanh niên, TPHCM.

Đồng Nai: Tiến hành chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ

HÀ ANH CHIẾN |

Trước tình hình các loại dịch bệnh tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, mới đây, đoàn công tác của Bộ Y tế đã làm việc tại tỉnh Đồng Nai.

TP.HCM: Khẩn trương phòng chống bệnh truyền nhiễm trong trường học

Anh Nhàn |

Bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM vừa gửi công văn khẩn đề nghị Thủ trưởng các Cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố tích cực triển khai hoạt động phòng chống dịch bệnh trong trường học.