Tổn thương do phỏng điện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Kim Đồng |

Không ít trường hợp người dân bị phỏng do điện giật, trong đó có người phải chịu nỗi đau, sự mất mát lớn. Những nguyên nhân dẫn đến phỏng điện chủ yếu xuất phát từ sự chủ quan, thiếu hiểu biết hay do bất cẩn... Nguy hiểm hơn đó là việc thiếu hiểu biết trong sơ cấp cứu nạn nhân.

Đoạn chi, sống tàn phế do phỏng điện

Mới đây, tại Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy TP.HCM tiếp nhận trường hợp anh S.C. (39 tuổi, người Campuchia), nhập viện trong tình trạng phỏng điện (mức phỏng 16% độ 2,3,4 ở tứ chi). Anh C. trèo lên nóc nhà để sửa nhà thì vô tình trong lúc sửa chữa anh chạm vào điện cao thế. Điện phóng giật làm anh C. té ngã. Gia đình đã đưa anh C. đi sơ cứu tại một bệnh viện ở Campuchia. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, anh này được chuyển đến BV Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị.

TS.BS. Ngô Đức Hiệp - Trưởng khoa Phỏng - Phẫu thuật tạo hình BV Chợ Rẫy - cho biết: “Bệnh nhân C. được chuyển đến bệnh viện đang trong tình trạng chân tay lạnh, co quắp, người yếu… Các bác sĩ BV đã tích cực điều trị, cắt lọc phần da bị hoại tử của nạn nhân, nhưng do vết phỏng quá sâu và hoại tử nặng nên buộc phải đoạn cả 4 chi để giữ tính mạng”. Theo đó, các bác sĩ BV Chợ Rẫy TP.HCM đã tiến hành phẫu thuật cắt cụt 1/3 trên cẳng tay phải và trái. Đồng thời, cắt luôn 1/3 giữa cẳng chân phải và trái cho bệnh nhân. Sau hơn 1 tuần điều trị, anh C. đã may mắn qua cơn nguy kịch, tuy nhiên điều thương tâm là bệnh nhân này phải chịu cảnh sống tàn phế suốt đời.

Cũng theo BS Ngô Đức Hiệp, phỏng do điện cao thế hầu hết là phỏng sâu, tiên lượng rất xấu nếu diện tích phỏng lớn và ở các vị trí nguy hiểm tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với điện. Tại BV Chợ Rẫy, trung bình mỗi năm, Khoa Phỏng - Phẫu thuật tạo hình BV này tiếp nhận khoảng 300 đến 400 trường hợp phỏng điện, trong đó có khoảng trên dưới 100 ca phải đoạn chi do phỏng nặng. Theo BS Hiệp, đa số tổn thương do phỏng điện cao thế là rất nghiêm trọng, đặc biệt là điểm vào và điểm ra của dòng điện cao thế,… gây tổn thương hoại tử khô cứng chu vi chi nơi điện vào và tổn thuơng dọc theo đường dẫn của dòng điện đi qua cơ thể. “Lúc này, nguy cơ phải cắt cụt chi là cao do đông tắc các mạch máu hoặc hoại tử các khối cơ lớn, hoại tử cơ xương gây ra các biến chứng rất nặng nề như hoại tử tế bào gan, suy thận cấp, nhiễm độc gây nguy cơ tử vong cao”, BS Hiệp nói.

Phỏng điện còn gây tổn thương thần kinh đối với các trường hợp điểm vào ở vùng đầu. Có trường hợp hoại tử hết độ dày của xương sọ đến tận màng não, hay gặp nhất là hoại tử các dây thần kinh nơi dòng điện đi vào cơ thể. Ngoài ra, gây tổn thương mạch máu, hoại tử sâu ở chi đối với bệnh nhân bỏng điện cao thế có điểm vào ở tay và điểm ra ở chân. Thường là tổn thuơng ở bàn tay, cổ tay,… gây đông tắc động mạch quay, động mạch trụ và toàn bộ khối cơ vùng bàn tay, cổ tay. Đặc biệt, nếu có tổn thương phỏng quá rộng hoặc hoại tử các khối cơ lớn sẽ làm phóng thích một lượng lớn độc tố phỏng gây hiện tượng nhiễm độc nặng toàn thân và suy gan cấp, suy thận cấp.

Nhiều cách sơ cấp cứu nạn nhân phỏng điện

Trước mối nguy hiểm này từ phỏng điện, việc sơ cấp cứu kịp thời người bị nạn do điện giật là cần thiết, tuy nhiên cần thực hiện đúng các nguyên tắc cứu người. Tổng công ty điện lực TPHCM khuyến cáo, sau khi đã tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện phải tuỳ vào các hiện tượng sau đây để xử lý thích hợp: Người bị nạn chưa mất tri giác, cần để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó mời y, bác sĩ hoặc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, chăm sóc. Người bị nạn đã mất tri giác: Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh; Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi nhớt dãi trong miệng người bị nạn ra; Cho người bị nạn ngửi amoniac hoặc nước tiểu; Ma sát toàn thân người bị nạn cho nóng lên; Mời y, bác sĩ đến hoặc đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc. Đối với người bị nạn đã tắt thở: Phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực (là phương pháp cứu chữa có hiệu quả nhất hiện nay,…).

Theo đó, người sơ cấp cứu cần để người bị nạn nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi nhớt dãi trong miệng người bị nạn ra, đặt đầu người bị nạn hơi ngửa ra phía sau; Người cứu đứng hoặc quỳ bên cạnh người bị nạn, đặt chéo hai bàn tay lên ngực trái (vị trí tim) của người bị nạn rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực của người bị nạn nén xuống 3 đến 4 cm. Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để lồng ngực người bị nạn trở lại bình thường. Làm như vậy khoảng 60 lần/phút.

Ngoài ra, với động tác ép tim, phải có người thứ 2 để hà hơi: Tốt nhất là có miếng gạc hoặc khăn mùi soa đặt lên miệng người bị nạn, người cứu ngồi cạnh đầu lấy một tay bịt mũi người bị nạn, tay kia giữ cho miệng người bị nạn há ra, hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát miệng người bị nạn mà thổi vào lồng ngực phồng lên, hà hơi cho người bị nạn từ 14 đến 16 lần/phút. Điều quan trọng là kết hợp 2 động tác nhịp nhàng với nhau: cứ 1 lần thổi ngạt thì làm động tác xoa bóp (ép) tim 4 nhịp (phù hợp với mỗi nhịp thở khoảng 4 giây và mỗi nhịp đập của tim là 1 giây). Làm liên tục cho đến khi người bị nạn tự thở được hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi,…

Kim Đồng
TIN LIÊN QUAN

Cấp cứu bệnh nhân nghiện rượu bị “lủng” dạ dày, máu phun thành tia

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 4.8, bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết, đã cấp cứu thành công bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng do chứng nghiện rượu lâu năm.

Các bậc cha mẹ thường giấu con cái vấn đề sức khỏe, vì sao?

M.T |

Trong video clip ngắn mang tên “Những điều cha mẹ chưa kể”, những người thực hiện vừa công bố kết quả của cuộc khảo sát tìm hiểu về những mong ước, tâm tư và động lực sống của người lớn tuổi.

Làm sao hạn chế tình trạng bị stress vì môi trường làm việc?

M.T |

Stress (căng thẳng) không buông tha một ai trong môi trường làm việc. Đối với những người giữ chức vụ, vị trí cao thì bị stress vì các quyết định, chiến lược kế hoạch, doanh thu… Còn cấp nhân viên thì stress vì thời gian hạn hẹp của dự án, bế tắc ý tưởng, các mối quan hệ với đồng nghiệp…

Kỹ thuật "tim phổi nhân tạo" cứu sống bệnh nhi viêm cơ tim tối cấp

Kim Đồng |

Để cứu sống trường hợp một bệnh nhi bị viêm cơ tim tối cấp, có biến chứng sốc tim, thậm chí ngưng tim,… các bác sĩ tại TPHCM đã ứng dụng kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO). Đây là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng.

Cấp cứu bệnh nhân nghiện rượu bị “lủng” dạ dày, máu phun thành tia

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 4.8, bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết, đã cấp cứu thành công bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng do chứng nghiện rượu lâu năm.

Các bậc cha mẹ thường giấu con cái vấn đề sức khỏe, vì sao?

M.T |

Trong video clip ngắn mang tên “Những điều cha mẹ chưa kể”, những người thực hiện vừa công bố kết quả của cuộc khảo sát tìm hiểu về những mong ước, tâm tư và động lực sống của người lớn tuổi.

Làm sao hạn chế tình trạng bị stress vì môi trường làm việc?

M.T |

Stress (căng thẳng) không buông tha một ai trong môi trường làm việc. Đối với những người giữ chức vụ, vị trí cao thì bị stress vì các quyết định, chiến lược kế hoạch, doanh thu… Còn cấp nhân viên thì stress vì thời gian hạn hẹp của dự án, bế tắc ý tưởng, các mối quan hệ với đồng nghiệp…

Kỹ thuật "tim phổi nhân tạo" cứu sống bệnh nhi viêm cơ tim tối cấp

Kim Đồng |

Để cứu sống trường hợp một bệnh nhi bị viêm cơ tim tối cấp, có biến chứng sốc tim, thậm chí ngưng tim,… các bác sĩ tại TPHCM đã ứng dụng kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO). Đây là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng.