TPHCM triển khai chương trình Sữa học đường tại 10 quận, huyện

HP |

Từ 1.11, chương trình Sữa học đường sẽ bắt đầu triển khai tại các trường trên địa bàn 10 quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh (quận 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú, Bình Tân, huyện Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ). 

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM, hơn 250.000 trẻ em mầm non và học sinh khối lớp 1 các trường tiểu học của 10 quận, huyện kể trên sẽ được uống sữa mỗi ngày. Các trẻ sẽ được uống một hộp sữa 180ml/lần/ngày với 5 lần/tuần trong học kỳ 1 năm học 2019-2020.

Ảnh: ST.
Ảnh: ST.

Về triển khai uống sữa, Sở Y tế thành phố đề nghị các trường học tại 10 quận, huyện triển khai Đề án phải nắm vững những nội dung liên quan đến việc triển khai uống sữa như tổ chức tiếp nhận, bảo quản an toàn vệ sinh thực phẩm và quản lý các rủi ro trong quá trình thực hiện...; cần có cơ chế phối hợp giữa nhà trường và phòng y tế quận, huyện trong trường hợp có sự cố (như dị ứng sữa, ngộ độc...) để có hướng xử lý phù hợp.

Ngoài ra, UBND các quận huyện chỉ đạo trung tâm y tế, bệnh viện quận huyện, các trạm y tế sẵn sàng tiếp nhận, điều trị các học sinh có triệu chứng dị ứng, ngộ độc sữa và báo cáo về Ban chỉ đạo quận huyện, Ban chỉ đạo thành phố.

Đề án Chương trình Sữa học đường đặc biệt có ý nghĩa đối với các em có điều kiện khó khăn, phụ huynh chưa đủ điều kiện cho các em uống sữa hằng ngày. Các em thuộc đối tượng này sẽ được uống sữa miễn phí 100% (trong đó hỗ trợ từ Nhà nước là 50% và doanh nghiệp cung cấp sữa là 50%).

HP
TIN LIÊN QUAN

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tăng nhanh ở người trẻ tuổi

Thanh Chân |

Hiện nay, suy giãn tĩnh mạch đang trở thành căn bệnh phổ biến, có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

Những bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp

K'LIỆP |

Nhiều bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp ở người lớn tuổi và có đến 10% người bệnh khởi phát dưới tuổi 40, trong đó có bệnh Parkinson. Đối với bệnh này, người bệnh chậm cử động và đơ cứng, khó khăn trong các hoạt động hằng ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh Parkinson nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, sau 5 năm đến 7 năm người bệnh sẽ có nguy cơ bị tàn phế.

TPHCM sắp có xe buýt 2 tầng mui trần đi qua nhiều địa danh nổi tiếng

T.M |

UBND TP.Hồ Chí Minh vừa đồng ý chủ trương cho thực hiện thí điểm dịch vụ vận chuyển bằng xe buýt 2 tầng hở mui (mui trần) để chở khách du lịch tham quan thành phố. 

Chuyên gia mách nước giúp con bạn "sống khoẻ" trong không khí ô nhiễm

HÀ PHƯƠNG |

Chất lượng không khí ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh nhiều ngày liền ở ngưỡng xấu. Tình hình ô nhiễm môi trường là yếu tố góp phần khiến trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, cha mẹ cần tạo môi trường sống sạch sẽ cho con em.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tăng nhanh ở người trẻ tuổi

Thanh Chân |

Hiện nay, suy giãn tĩnh mạch đang trở thành căn bệnh phổ biến, có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

Những bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp

K'LIỆP |

Nhiều bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp ở người lớn tuổi và có đến 10% người bệnh khởi phát dưới tuổi 40, trong đó có bệnh Parkinson. Đối với bệnh này, người bệnh chậm cử động và đơ cứng, khó khăn trong các hoạt động hằng ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh Parkinson nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, sau 5 năm đến 7 năm người bệnh sẽ có nguy cơ bị tàn phế.

TPHCM sắp có xe buýt 2 tầng mui trần đi qua nhiều địa danh nổi tiếng

T.M |

UBND TP.Hồ Chí Minh vừa đồng ý chủ trương cho thực hiện thí điểm dịch vụ vận chuyển bằng xe buýt 2 tầng hở mui (mui trần) để chở khách du lịch tham quan thành phố. 

Chuyên gia mách nước giúp con bạn "sống khoẻ" trong không khí ô nhiễm

HÀ PHƯƠNG |

Chất lượng không khí ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh nhiều ngày liền ở ngưỡng xấu. Tình hình ô nhiễm môi trường là yếu tố góp phần khiến trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, cha mẹ cần tạo môi trường sống sạch sẽ cho con em.