Tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàn chân do bệnh đái tháo đường

K.Đồng |

Để tiện lợi cho công việc, một người phụ nữ (53 tuổi, ngụ Trà Vinh) thường xuyên mang dép xỏ quai (dép kẹp). Tuy nhiên, khi phát hiện kẽ ngón bàn chân trái nơi xỏ dép chảy dịch, chị này đã đến bệnh viện khám bệnh thì được các bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị đái tháo đường.

Ths.BS. Võ Tuấn Khoa, Khoa Nội tiết Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, nữ bệnh nhân trên làm nghề giúp việc và rửa chén đĩa tại một quán ăn ở địa phương và thường mang dép kẹp cho tiện công việc. 3 ngày trước khi nhập viện, chị thấy kẽ ngón bàn chân trái nơi xỏ dép chảy dịch nhưng chỉ nghĩ là do nước đọng. Tuy nhiên, dịch càng xuất hiện nhiều hơn kèm theo tình trạng sưng đỏ bàn chân trái và sốt lạnh run nên người này đã đến bệnh viện thăm khám. Ngay sau đó, bệnh nhân phải nhập viện bệnh viện (BV) địa phương và được chuyển viện đến BV Nhân dân 115 TPHCM, nhập viện tại khoa Nội tiết điều trị. Được biết, bệnh nhân không có tiền sử đái tháo đường trước đó.

Qua thăm khám bệnh nhân, các bác sĩ nhận thấy bàn chân trái sưng đỏ toàn bộ, ở mặt lòng ngón chân cái có nhiều dịch chảy ra. Điểm đặc biệt là trên cả hai bàn chân có in dấu vết của quai dép và kẽ ngón I-II chân trái chảy dịch cũng là vị trí quai xỏ của dép ở bàn chân. Các bác sĩ đã tiến hành chụp X-Quang bàn chân trái và không ghi nhận tổn thương. Sau các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng bàn chân trái mức độ nặng - Đái tháo đường típ 2 mới phát hiện.

Tại BV này, nữ bệnh nhân được điều trị tích cực ngay bằng kiểm soát đường huyết bằng insulin. Rạch tháo dẫn lưu mủ, cắt lọc mô hoại tử bàn chân trái ngay. Sau đó thay băng tích cực mỗi ngày. “Sau gần 3 tuần điều trị tích cực, tình trạng nhiễm trùng đã cải thiện, vết thương bắt đầu lên mô hạt và có dấu hiệu lành. Bệnh nhân đã được xuất viện”, BS Khoa cho biết thêm. Ngoài ra, đây là trường hợp tình cờ phát hiện đái tháo đường liên quan xuất hiện biến chứng trầm trọng của bệnh (nhiễm trùng bàn chân).

Bệnh đái tháo đường (chủ yếu là đái tháo đường típ 2) thường không có triệu chứng gì gợi ý và có thể được phát hiện chậm trễ khi đã có biến chứng. Chẳng hạn như trường hợp của một bệnh nhân nữ, 53 tuổi đến khi bị nhiễm trùng bàn chân trái rất nặng thì mới biết mình bị đái tháo đường. Các yếu tố thúc đẩy bệnh nhân này bị nhiễm trùng bàn chân bao gồm: Đường huyết rất cao khi phát hiện. Bệnh nhân mang giày dép không phù hợp, gây sang chấn bàn chân. Bệnh nhân làm việc trong môi trường ẩm ướt thường xuyên, có thể có chất ăn mòn da.

BS Võ Tuấn Khoa khuyến cáo, bệnh đái tháo đường (chủ yếu là đái tháo đường típ 2) thường không có triệu chứng gì gợi ý và có thể được phát hiện chậm trễ khi đã có biến chứng của bệnh rồi. Do vậy, người dân nên tầm soát phát hiện sớm đái tháo đường khi tuổi từ 45 trở lên và nhất là khi có một số các yếu tố nguy cơ như gia đình trực hệ có người bị đái tháo đường, bản thân đã từng đái tháo đường thai kỳ hay sanh con trên 4 kg hoặc thừa cân/béo phì, tăng huyết áp…

“Đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc mang dép xỏ quai có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng bàn chân do dép không che phủ toàn bộ mu bàn chân nên ít khả năng bảo vệ được vùng da chân khi sang chấn, ngoài ra chỗ tiếp xúc giữa quai xỏ và kẽ ngón chân I-II lâu ngày có thể bị trầy và đọng nước tạo điều kiện cho nhiễm trùng xuất hiện”, BS Khoa nói.

K.Đồng
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo hội chứng hẹp khúc nối bể thận niệu quản khiến thận ứ nước

Kim Đồng |

Khúc nối bể thận niệu quản là một vị trí đặc biệt của đường tiết niệu, nơi mà thận nối với ống niệu quản để dẫn nước tiểu xuống bàng quang. Khúc nối này nếu bị hẹp dẫn đến nước tiểu không thoát xuống niệu quản được dễ dàng tạo áp lực nước tiểu bên trong thận tăng dần làm giãn thận, ứ nước tiểu trong thận.

Không nên lơ là, âm thầm chịu đựng bệnh sa tạng chậu ở phụ nữ

K.Liệp |

Nhiều phụ nữ mắc bệnh sa tạng chậu nhưng lại cảm thấy mặc cảm, tự ti, nên âm thầm chịu đựng. Điều này khiến tình trạng bệnh tật kéo dài dẫn tới việc đánh mất cơ hội được điều trị hiệu quả.

Cẩn trọng khi điều trị viêm xoang bằng "hít nước muối hột ngâm rượu"

K'LIỆP |

Gần đây, trên các trang mạng xã hội có thông tin cho rằng, nhiều người đã điều trị khỏi bệnh viêm xoang bằng phương pháp đơn giản “hít nước muối hột ngâm rượu”. Tuy nhiên theo các chuyên gia, bác sĩ thì phương pháp này tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Rước bệnh từ hít khói nhang

Kim Đồng |

Nhiều người vẫn thường xuyên hít phải khói nhang ở nhà hay nơi thờ cúng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, việc khói nhang làm từ hóa chất có nguy cơ gây kích ứng mắt, da… gây viêm mũi xoang cấp và mạn tính. Nghiêm trọng hơn, khói nhang tẩm hóa chất còn có thể dẫn tới nguy cơ viêm phổi.

Cảnh báo hội chứng hẹp khúc nối bể thận niệu quản khiến thận ứ nước

Kim Đồng |

Khúc nối bể thận niệu quản là một vị trí đặc biệt của đường tiết niệu, nơi mà thận nối với ống niệu quản để dẫn nước tiểu xuống bàng quang. Khúc nối này nếu bị hẹp dẫn đến nước tiểu không thoát xuống niệu quản được dễ dàng tạo áp lực nước tiểu bên trong thận tăng dần làm giãn thận, ứ nước tiểu trong thận.

Không nên lơ là, âm thầm chịu đựng bệnh sa tạng chậu ở phụ nữ

K.Liệp |

Nhiều phụ nữ mắc bệnh sa tạng chậu nhưng lại cảm thấy mặc cảm, tự ti, nên âm thầm chịu đựng. Điều này khiến tình trạng bệnh tật kéo dài dẫn tới việc đánh mất cơ hội được điều trị hiệu quả.

Cẩn trọng khi điều trị viêm xoang bằng "hít nước muối hột ngâm rượu"

K'LIỆP |

Gần đây, trên các trang mạng xã hội có thông tin cho rằng, nhiều người đã điều trị khỏi bệnh viêm xoang bằng phương pháp đơn giản “hít nước muối hột ngâm rượu”. Tuy nhiên theo các chuyên gia, bác sĩ thì phương pháp này tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Rước bệnh từ hít khói nhang

Kim Đồng |

Nhiều người vẫn thường xuyên hít phải khói nhang ở nhà hay nơi thờ cúng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, việc khói nhang làm từ hóa chất có nguy cơ gây kích ứng mắt, da… gây viêm mũi xoang cấp và mạn tính. Nghiêm trọng hơn, khói nhang tẩm hóa chất còn có thể dẫn tới nguy cơ viêm phổi.