Trẻ nhỏ bị viêm loét dạ dày, người lớn không thể chủ quan

Hà Lê |

Bệnh viêm dạ dày ở trẻ nhỏ chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), còn việc trẻ vừa ăn, vừa xem tivi hoặc những nguyên nhân do sinh hoạt chiếm tỉ lệ nhỏ và là tác nhân gây trầm trọng thêm bệnh.

Mắc bệnh từ thói quen sinh hoạt

Bé V.M.T.H, 5 tuổi ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội được chẩn đoán viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Mẹ bệnh nhi cho biết, nguyên nhân đưa bé H đi khám vì cháu liên tục kêu đau bụng, mặc dù được gia đình bồi bổ khá chu đáo nhưng H không có chuyển biến về cân nặng. Đỉnh điểm cuối tuần qua, bé H ăn vào liên tục bị nôn trớ kiểu trào ngược thức ăn. Quá lo lắng, gia đình đưa thẳng bé H về Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám.

Khi bác sĩ hỏi về chế độ ăn uống, mẹ bệnh nhi H cho biết, con chị ăn uống bình thường, mỗi bữa ăn được hơn 1 bát cơm, thức ăn cũng như bao trẻ em khác và có uống sữa. Tuy nhiên, mẹ bệnh nhi H cũng thừa nhận, từ khi H tập ăn cho đến tận bây giờ, mỗi bữa ăn H đều phải xem điện thoại, quảng cáo hoặc hoạt hình thì bé mới ăn, nếu không lại phải cho đi ăn rong.

“Hiện ở nhà buổi tối khi gia đình ăn cơm, bé H vẫn đòi phải xem kênh hoạt hình thì mới ăn nhanh, nếu không phải ngồi hết cả tiếng đồng hồ không xong”, mẹ của H cho hay.

Tại khoa Ngoại Nhi (Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên) từng tiếp nhận bệnh nhân V.M.Đ, 15 tuổi, ở huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Bệnh nhân vào viện vì đau bụng dữ dội vùng trên rốn, mệt mỏi nhiều, tiền sử khoảng 1 tháng nay đau tức âm ỉ vùng thượng vị, có lần nôn ra ít máu. Chụp X-quang bụng có hình ảnh liềm hơi dưới vòm hoành phải, chụp CT ổ bụng có nhiều khí và dịch tự do trong ổ bụng, vùng hành tá tràng có mạc nối thâm nhiễm. Bệnh nhân được chẩn đoán: Thủng tạng rỗng - TD thủng ổ loét hành tá tràng. Sau khi được bù nước điện giải, kháng sinh, giảm tiết, giảm đau, làm các xét nghiệm cấp cứu cho thấy trẻ thiếu máu nhược sắc hồng cầu nhỏ.

Các bác sĩ khoa Ngoại Nhi đã tiến hành phẫu thuật nội soi kết hợp truyền máu hồi sức cho bệnh nhân Đ. Bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng hành tá tràng, lau rửa sạch ổ bụng.

Viêm loét dạ dày trẻ hóa

TS.BS Nguyễn Thị Út – khoa Tiêu hóa (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: Việc trẻ mắc bệnh viêm dạ dày chủ yếu là do nhiễm Helicobacter pylori. Trẻ vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại tạo thói quen xấu cho trẻ làm trẻ mất tập trung khi ăn, ăn phải có điều kiện kèm theo. Trẻ không tập trung vào bữa ăn, làm giảm tiết dịch dạ dày ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá thức ăn.

Viêm loét dạ dày đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa nhanh. Không chỉ xuất hiện người lớn mà cả trẻ em cũng dễ mắc bệnh này. Trẻ em khi bị viêm loét dạ dày, các triệu chứng lâm sàng thường không giống người lớn, thời gian tiến triển bệnh cũng khác nên dễ bị chẩn đoán nhầm. Trẻ có thể đau bụng trước hoặc sau bữa ăn, đau về đêm, đôi khi là đau bất thường không có thời điểm cố định. Bệnh nếu không được điều trị, hoặc điều trị sai sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như dễ gây loét sâu, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí gây thủng dạ dày; đặc biệt là biến chứng gây hẹp môn vị… Về lâu dài, bệnh tiến triển mạn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Thủng dạ dày ở trẻ em là tương đối ít gặp ở lứa tuổi này, hiện nay tình trạng viêm dạ dày ở trẻ em ngày càng tăng, nguyên nhân chính là do thói quen ăn uống, vừa xem tivi hay điện thoại vừa ăn, thức khuya chơi game, stress học tập… Các bậc phụ huynh nên chú ý điều chỉnh lối sống lành mạnh cho sự phát triển của trẻ tránh những trường hợp nặng nề xảy ra.

Hiện nay, nguyên nhân gây ra tình trạng viêm dạ dày ở trẻ em được xác định phần lớn do nhiễm vi khuẩn HP (loại vi khuẩn liên quan đến ung thư dạ dày) và một số yếu tố khác như: Trẻ bị căng thẳng trong quá trình học tập, chế độ ăn uống chưa khoa học, hợp lý… Chỉ khi xác định rõ được nguyên nhân thì việc điều trị mới hiệu quả.

Vi khuẩn này không tự nhiên sinh ra, việc trẻ bị lây nhiễm chủ yếu do trong sinh hoạt hàng ngày dùng chung bát, đũa, cốc, chén với người bị nhiễm vi khuẩn HP. Chính vì vậy, người lớn nên loại bỏ các thói quen bón, mớm cơm cho trẻ, hay những việc như: Chấm chung nước mắm, gắp thức ăn cho nhau... bởi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Phương pháp đặt vòng thắt dạ dày giúp giảm béo

Hà Lê |

Thừa cân, béo phì là căn bệnh thời hiện đại khiến nhiều người gặp khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt. Bên cạnh việc ăn uống hợp lý, tập luyện hàng ngày, y học đã có những can thiệp vào việc giảm cân qua phẫu thuật đặt vòng thắt dạ dày.

Điều trị viêm dạ dày - tá tràng bằng kết hợp đông - tây y

Anh Nhàn |

Viêm loét dạ dày - tá tràng  làm cho người bệnh có những cơn đau âm ỉ hoặc nóng rát vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, ợ chua, ợ hơi, khó tiêu.... Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể dẫn đến ung thư dạ dày, thậm chí tử vong. 

Phương pháp đặt vòng thắt dạ dày giúp giảm béo

Hà Lê |

Thừa cân, béo phì là căn bệnh thời hiện đại khiến nhiều người gặp khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt. Bên cạnh việc ăn uống hợp lý, tập luyện hàng ngày, y học đã có những can thiệp vào việc giảm cân qua phẫu thuật đặt vòng thắt dạ dày.

Điều trị viêm dạ dày - tá tràng bằng kết hợp đông - tây y

Anh Nhàn |

Viêm loét dạ dày - tá tràng  làm cho người bệnh có những cơn đau âm ỉ hoặc nóng rát vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa, ợ chua, ợ hơi, khó tiêu.... Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể dẫn đến ung thư dạ dày, thậm chí tử vong.