Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp gối

ANH TÚ |

Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho hay vừa tiếp nhận và phẫu thuật cho một bệnh nhân bị biến chứng thoái hóa khớp gối (THKG) do tiêm khớp để điều trị chứng đau nhức 2 đầu gối suốt 6 năm qua.

Bệnh nhân là ông T.V.B (57 tuổi, quê Bạc Liêu). Qua điều tra bệnh sử được biết cách đây 6 năm, ông B. bị đau 2 đầu gối và đã được điều trị nội khoa và tiêm khớp (không rõ loại thuốc) ở địa phương nhiều năm nhưng không giảm. Càng ngày cơn đau càng dữ dội, ông B. đến Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM để thăm khám.

PGS-TS-BS Bùi Hồng Thiên Khanh - Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho biết, ông B. được chẩn đoán bị THKG 2 bên và được điều trị nội khoa với giảm đau, kháng viêm kết hợp phẫu thuật nội soi cắt lọc sụn khớp, tiêm tế bào gốc và huyết tương giàu tiểu cầu trực tiếp vào khớp gối trái.

“Sau phẫu thuật và tập vật lý trị liệu 4 tháng, người bệnh không còn bị đau gối 2 bên. Sau một thời gian theo dõi, các bác sĩ cho biết không ghi nhận các biến chứng, người bệnh gần như đã khỏi hoàn toàn”, bác sĩ Khanh cho hay.

Theo bác sĩ Khanh,THKG là bệnh khó tránh khỏi ở người lớn tuổi, thường biểu hiện bằng các cơn đau nhức khi vận động, đôi khi kèm theo cảm giác cứng khớp vào buổi sáng, có tiếng lạo xạo khi khớp cử động, các động tác của khớp bị hạn chế, mặt khớp xương bị biến dạng, khiến hoạt động của cơ thể gặp nhiều khó khăn.

Hiện tại, nhiều phương pháp đã chứng minh tính hiệu quả trong điều trị THKG như điều trị nội khoa bằng thuốc, phẫu thuật nội soi, ghép sụn, cắt xương sửa trục, thay khớp và liệu pháp tế bào gốc. Trong đó, phương pháp tiêm tế bào gốc từ mỡ tự thân của người bệnh được xem là phương pháp điều trị mới, ít xâm hại, giúp giảm nguy cơ thay khớp gối nhân tạo, mang lại hiệu quả điều trị cho người bệnh THKG.

“Khi phát hiện những triệu chứng của bệnh nên chủ động tìm đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra. Bên cạnh đó, người dân có thể phòng ngừa THKG bằng cách duy trì cân nặng hợp lý khi còn trẻ; tránh các tư thế không phù hợp trong sinh hoạt, làm việc, mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột; tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp xương khớp khỏe mạnh; có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các chất cần thiết cho hệ cơ xương khớp; thăm khám sức khỏe định kỳ,..;”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.

Bác sĩ Khanh cho biết thêm bệnh THKG, nếu không được điều trị kịp thời, các cơn đau có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thống kê cho thấy, THKG có tỷ lệ tàn tật ngang bằng với bệnh phổi và bệnh tim mạn tính. Theo Tổ chức Y tế Thế giới,  THKG là nguyên nhân gây tàn tật ít nhất 10% dân số trên 60 tuổi.

ANH TÚ
TIN LIÊN QUAN

Có nên nhổ răng khôn?

Thanh Chân |

Mọc răng trong cùng của hàm hay còn được gọi là răng khôn là tình trạng mà hầu hết mọi người đều trải qua. Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, chỉ nhổ răng khôn khi chúng gây đau kéo dài, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến răng lân cận.

TP.HCM công bố 10 kỹ thuật điều trị chuyên sâu tại các bệnh viện

Thanh Chân |

Sở Y tế TPHCM vừa công bố 10 kỹ thuật điều trị chuyên sâu tiêu biểu được triển khai thành công của các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến cuối của TPHCM năm 2019.

Đừng chủ quan với chứng rối loạn nhịp tim ở trẻ

Hà Phương |

Theo thống kê, 1.000 trẻ sinh ra sẽ có 1 trẻ bị rối loạn nhịp tim. Đối với trẻ mắc chứng bệnh này, nếu không điều trị kịp thời bệnh nhi có thể đột tử.

Gia tăng người trẻ mắc đột quỵ não

LỆ HÀ |

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 sau bệnh lý tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên thế giới, cũng là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội. 

Có nên nhổ răng khôn?

Thanh Chân |

Mọc răng trong cùng của hàm hay còn được gọi là răng khôn là tình trạng mà hầu hết mọi người đều trải qua. Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, chỉ nhổ răng khôn khi chúng gây đau kéo dài, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến răng lân cận.

TP.HCM công bố 10 kỹ thuật điều trị chuyên sâu tại các bệnh viện

Thanh Chân |

Sở Y tế TPHCM vừa công bố 10 kỹ thuật điều trị chuyên sâu tiêu biểu được triển khai thành công của các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến cuối của TPHCM năm 2019.

Đừng chủ quan với chứng rối loạn nhịp tim ở trẻ

Hà Phương |

Theo thống kê, 1.000 trẻ sinh ra sẽ có 1 trẻ bị rối loạn nhịp tim. Đối với trẻ mắc chứng bệnh này, nếu không điều trị kịp thời bệnh nhi có thể đột tử.

Gia tăng người trẻ mắc đột quỵ não

LỆ HÀ |

Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 sau bệnh lý tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế trên thế giới, cũng là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội.