Uống Oresol bù nước không đúng cách dễ biến chứng

Hà Lê |

Oresol là dung dịch bù nước bằng đường uống khá phổ biến dùng để bù nước và điện giải khi trẻ bị tiêu chảy, sốt hoặc nôn. Với thành phần là muối, đường, oresol khi được pha đúng, uống đúng sẽ bù lại lượng nước đã mất giúp trẻ phục hồi. Tuy nhiên, nếu pha không đúng cách sẽ khiến tình trạng của trẻ ngày càng nặng hơn, thậm chí là gây nên các biến chứng thần kinh nguy hiểm hoặc có thể dẫn đến tử vong.

Hôn mê do bù nước không đúng tỉ lệ

Bệnh viện Nhi Trung ương từng tiếp nhận bệnh nhi N.T.A, 8 tháng tuổi, Hà Nội bị sốt cao, đi ngoài liên tục gần 20 lần/ngày và được chẩn đoán tiêu chảy cấp do rotavirus. Bệnh nhi được kê đơn thuốc cho điều trị ngoại trú, đồng thời hướng dẫn cụ thể cách bù nước điện giải cho trẻ bằng oresol và men tiêu hóa. Tuy nhiên, sau 2 ngày điều trị, tình trạng tiêu chảy của trẻ vẫn không thuyên giảm, trẻ lơ mơ, ngủ nhiều.

Bệnh nhi được gia đình đưa vào khoa Cấp cứu – Bệnh viện Nhi Trung ương với dấu hiệu mất nước nặng, rối loạn ý thức, li bì. Sau khi khám và làm xét nghiệm kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán cháu bị mất nước nặng do tiêu chảy và rối loạn điện giải nặng do tăng natri máu (hàm lượng muối trong máu tăng cao).

Các bác sĩ điều trị xác định, tăng natri máu là dấu hiệu của mất nước trong tế bào, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng thần kinh nguy hiểm và có thể gây teo não. Các triệu chứng thần kinh lâm sàng thường gặp như mệt mỏi, rối loạn tri giác, hôn mê, co giật. Nguyên nhân dẫn tới việc tăng natri máu trong trường hợp này là do gia đình đã pha oresol không đúng cách.

Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cũng từng cứu sống một bệnh nhi bị nhiễm khuẩn tiêu hóa dẫn đến mất nước cấp, rối loạn điện giải gây co giật do bù nước không đúng cách. Bệnh nhi H.K.N, 18 tháng tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội cấp cứu trong tình trạng mất nước nặng môi khô, mắt trũng, khóc không nước mắt. Trước đó, bệnh nhi lên cơn co giật nặng, mắt trợn ngược, toàn thân tím tái và gần như mất ý thức. Với chẩn đoán bị nhiễm khuẩn tiêu hoá dẫn đến mất nước cấp, rối loạn điện giải gây co giật, bệnh nhi đã nhanh chóng được xử lý truyền dịch, làm các xét nghiệm cơ bản, siêu âm tim, chụp sọ não, chọc dịch não tủy. Sau 4 ngày theo dõi và điều trị đúng phác đồ, tình trạng của bệnh nhi dần ổn định.

Bù điện giải cho trẻ: Tốt nhưng phải đúng cách

Bác sĩ Đỗ Tuấn Anh, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, oresol được dùng trong các trường hợp: Tiêu chảy, nôn nhiều, sốt cao, hay khi hoạt động thể thao, những người làm việc vất vả, nặng nhọc ra mồ hôi nhiều... Khi trẻ bị tiêu chảy, tình trạng mất nước xảy ra, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây rối loạn các chức năng của cơ thể, đe dọa tính mạng. Oresol với thành phần là Na, K,Cl... khi được pha đúng, uống đúng sẽ bù lại lượng nước và điện giải đã mất, giúp trẻ phục hồi.

Trên thị trường hiện có 2 loại oresol: Loại gói nhỏ được chỉ định pha với 200ml nước; Loại gói to pha đủ với 1 lít nước sôi để nguội. Nhưng vẫn có nhiều phụ huynh pha oresol không đúng cách gây nguy hiểm cho trẻ. Do có trẻ không thích uống oresol, sợ con uống ít không đủ bù nước, cha mẹ liền pha cả gói với vài thìa nước. Điều này vô tình gây nguy hiểm cho trẻ. Khi uống oresol với nồng độ quá đặc, có thể bổ sung ít nước nhưng lại làm hàm lượng muối trong máu tăng lên khiến áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường dẫn đến tình trạng trẻ bị co giật, sốt cao, vật vã, kích thích, hôn mê hoặc tổn thương não. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng trẻ.

Ngược lại, pha loãng lại không có tác dụng bù nước, giá trị cung cấp điện giải sẽ kém đi. Vì vậy, sử dụng oresol cần đặc biệt lưu ý pha đúng tỉ lệ nước và thuốc theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

"Trẻ em sử dụng oresol chỉ khi cơ thể mất nước và điện giải. Sản phẩm oresol là thuốc, không phải thực phẩm chức năng. Thuốc luôn là con dao hai lưỡi. Vì thế, khi cơ thể trẻ không bị rối loạn nước và điện giải thì tránh sử dụng oresol", bác sĩ Đỗ Tuấn Anh khuyến cáo.

Oresol không nên sử dụng quá 24 giờ sau khi pha. Sau 24 giờ, thuốc có thể bị nhiễm vi khuẩn và vi sinh vật, nếu sử dụng có thể gây hại cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, thuốc sau khi pha, hòa tan tiếp xúc với nước, ánh sáng, cũng có thể bị biến đổi về mặt hóa học. Điều này có nghĩa là thuốc đã bị hỏng, không còn sử dụng được nữa. Oresol là một loại thuốc khá an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, bất cứ một loại thuốc nào cũng vậy, chúng đều sẽ có những tác dụng phụ nhất định tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Chính vì vậy, khi sử dụng oresol để bù điện giải chữa tiêu chảy ở trẻ em cần phải tìm hiểu kỹ và cần cẩn thận khi cho trẻ uống để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất, thuốc phát huy được tác dụng tốt nhất.

Lượng dung dịch bù nước oresol cho trẻ được tính như sau:

- Trẻ dưới 2 tuổi : Cho trẻ uống 50-100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài, ngày uống từ 2-3 lần.

- Trẻ 2-10 tuổi: Cho trẻ uống 100-200ml oresol sau mỗi lần đi ngoài, ngày uống từ 2-3 lần.

- Trẻ trên 10 tuổi : Cho trẻ uống oresol đến hết khát sau mỗi lần đi ngoài, uống theo nhu cầu, uống từng ngụm nhỏ.

- Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, khi dùng thuốc oresol phải cho uống bằng thìa nhỏ, uống từ từ. Với trẻ lớn có thể uống từng ngụm.

- Nếu đang uống thuốc, trẻ bị nôn thì nên dừng khoảng 10 phút rồi sau đó cho trẻ uống chậm lại.

- Ngừng việc dùng thuốc Oresol ngay lập tức nếu mi mắt trẻ sưng nề hoặc nôn nhiều không uống được.

- Nếu trẻ không đỡ sau 3 ngày dùng thuốc, hoặc có các dấu hiệu khác xuất hiện như đi ngoài nhiều hơn, nôn nhiều, trong phân có máu hoặc ăn uống kém đi thì cần phải đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Chuột cắn có thể biến chứng, nguy cơ tử vong cao

Hà Lê |

Trong và sau lũ lụt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng. Bên cạnh những bệnh do nhiễm khuẩn như: Sốt xuất huyết, tiêu chảy, lỵ, đau mắt, nhiễm khuẩn da..., người dân còn có thể bị nhiễm một số bệnh do côn trùng hoặc động vật gây ra, trong đó có bệnh do chuột cắn. Nhiều người sau khi bị chuột cắn coi thường nên khi phát bệnh cũng không nghĩ tới nguyên nhân này.

Đái tháo đường và biến chứng tim mạch của bệnh

An Nhiên |

Đái tháo đường là một bệnh lý nguy hiểm và khá phổ biến, nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng tim mạch.

Hiểu hơn về bệnh tăng huyết áp và các biến chứng nguy hiểm

An Nhiên |

Tăng huyết áp là căn bệnh thầm lặng và vô cùng nguy hiểm, nên chúng ta cần hiểu hơn về các triệu chứng của nó để có cách phòng tránh hiệu quả.

Tiêu chảy cấp ở người lớn - một số điều nên biết

hà Lê |

Tiêu chảy cấp là tình trạng rất phổ biến và hay gặp trong đời sống hằng ngày. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn. Tuy là bệnh lý phổ biến nhưng nếu không biết phòng ngừa và điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây một số hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Chuột cắn có thể biến chứng, nguy cơ tử vong cao

Hà Lê |

Trong và sau lũ lụt, môi trường sống bị ô nhiễm nặng. Bên cạnh những bệnh do nhiễm khuẩn như: Sốt xuất huyết, tiêu chảy, lỵ, đau mắt, nhiễm khuẩn da..., người dân còn có thể bị nhiễm một số bệnh do côn trùng hoặc động vật gây ra, trong đó có bệnh do chuột cắn. Nhiều người sau khi bị chuột cắn coi thường nên khi phát bệnh cũng không nghĩ tới nguyên nhân này.

Đái tháo đường và biến chứng tim mạch của bệnh

An Nhiên |

Đái tháo đường là một bệnh lý nguy hiểm và khá phổ biến, nếu không kiểm soát tốt lượng đường huyết có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng tim mạch.

Hiểu hơn về bệnh tăng huyết áp và các biến chứng nguy hiểm

An Nhiên |

Tăng huyết áp là căn bệnh thầm lặng và vô cùng nguy hiểm, nên chúng ta cần hiểu hơn về các triệu chứng của nó để có cách phòng tránh hiệu quả.

Tiêu chảy cấp ở người lớn - một số điều nên biết

hà Lê |

Tiêu chảy cấp là tình trạng rất phổ biến và hay gặp trong đời sống hằng ngày. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn. Tuy là bệnh lý phổ biến nhưng nếu không biết phòng ngừa và điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây một số hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.