Viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ dễ chẩn đoán nhầm

Hà Lê |

Chẩn đoán viêm ruột thừa ở trẻ thường khó khăn hơn người lớn do dễ nhầm lẫn với một số bệnh cũng có các triệu chứng tương tự. Bản thân các cha mẹ và nhiều bác sĩ đôi khi chủ quan trong lần thăm khám đầu tiên.

Bệnh nhi N.H.A (6 tuổi, ở Hà Nội) được bố mẹ cho về quê chơi nhưng ngay sau đó là thời gian giãn cách xã hội, gia đình không kịp đón con về. Ở xa bố mẹ, trẻ xuất hiện triệu chứng đau bụng khoảng 1 tuần nhưng không được đi khám tại cơ sở y tế mà chỉ theo dõi tại quê. Đến khi tình trạng đau bụng ngày càng tăng, kèm sốt 38,5 độ, bụng chướng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa..., trẻ mới được đưa đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tại đây, trẻ được xác định chẩn đoán có tình trạng áp-xe ruột thừa trong ổ bụng. Nguyên nhân do ruột thừa đã vỡ thành một khối áp-xe, được ruột và các cơ quan khác trong ổ bụng dính xung quanh. Bệnh lý này hay gặp ở các trường hợp viêm ruột thừa chưa được điều trị và đến muộn trong vòng 5-7 ngày.

Rất may mắn là các bác sĩ đã phẫu thuật được cho trẻ bằng phương pháp nội soi, gỡ dính, cắt ruột thừa, hút rửa sạch ổ áp-xe. Tuy nhiên, bệnh nhi vẫn phải trải qua thời kì điều trị hậu phẫu với ống dẫn lưu dịch tiết ra khỏi ổ bụng, sử dụng nhiều loại kháng sinh và đòi hỏi quá trình phục hồi chức năng tiêu hóa tích cực. Sau 7 ngày điều trị, trẻ đã được xuất viện.

PGS.TS Phạm Duy Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương kiêm Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất ở trẻ em. Nguyên nhân gây viêm ruột thừa thường chưa rõ ràng, có thể có liên quan yếu tố tắc nghẽn cơ học của lòng ruột thừa như sỏi phân, nang bạch huyết, hoặc kí sinh trùng, dị vật, hạt hoa quả,…

Một số người còn nghĩ rằng viêm ruột thừa chỉ xảy ra ở người lớn. Thật ra, viêm ruột thừa thường xảy ra ở trẻ lớn hoặc ở tuổi dậy thì, với tần suất cao nhất từ 12 đến 18 tuổi, tỉ lệ ở trẻ trai là 8% và ở trẻ gái là 6% nhưng cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ và thậm chí ở trẻ nhũ nhi dưới hai tuổi với một suất độ thấp hơn. Nếu viêm ruột thừa không được điều trị, ruột có thể vỡ trong vòng 6 – 24 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện, dẫn đến viêm phúc mạc với các biến chứng khó lường.

Thông thường, ruột thừa nằm ở hố chậu phải của ổ bụng nhưng cũng có thể thay đổi vị trí bất thường như nằm sâu dưới vùng chậu, dưới gan, hoặc đôi khi nằm bên hố chậu trái. Vì cấu trúc là một hình ống, nên khi bị tắc nghẽn bên trong lòng ống sẽ gây nên biến chứng viêm ruột thừa.

Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là đau bụng, ban đầu đau ở xung quanh rốn, sau đó chuyển sang vùng bụng dưới phía bên phải (hay còn gọi là hố chậu phải) kèm theo các triệu chứng như cảm giác chán ăn, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, sốt cao và căng cứng cơ bụng. Mức độ đau tăng lên khi bé di chuyển, ho, hắt hơi và thở sâu. Khi thăm khám nhận thấy phía phải bụng dưới (nơi vị trí ruột thừa) sẽ đau khi ấn vào. Trong giai đoạn đầu vừa khởi phát, bé hay sốt nhẹ khoảng 38,5o C. Ở giai đoạn muộn, đã hoá mủ, hoại tử, hoặc đã thủng thì cảm giác đau bụng của bé tăng lên, phạm vi bị đau không còn khu trú ở hố chậu phải mà lan rộng khắp bụng, kèm theo sốt cao. Lúc ấy ấn vào bụng, cơ bụng căng cứng mà các bác sĩ thường gọi là phản ứng thành bụng hoặc sờ thấy một khối u phía bên phải bụng dưới.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Phẫu thuật cấp cứu thành công bệnh nhân áp xe ruột thừa

Hà Lê |

Bệnh nhân nam, 61 tuổi, 10 ngày trước khi vào viện bệnh nhân xuất hiện đau bụng âm ỉ quanh rốn, gia đình mua thuốc tự điều trị tại nhà. Gần đây bệnh nhân xuất hiện cơn đau dữ dội, không thuyên giảm, kèm theo sốt nhẹ, gai rét, mệt mỏi chán ăn được gia đình đưa đi cấp cứu tại phòng khám gần nhà. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị áp xe ruột thừa.

Hội chẩn trực tuyến cứu người bệnh viêm phúc mạc do vỡ ruột non

Hà Lê |

Thông qua hệ thống y tế từ xa Telemedicine, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) tiến hành hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái và tư vấn phẫu thuật cấp cứu thành công nam bệnh nhân N.X.H bị viêm phúc mạc do gặp tai nạn xe ô tô.

Thủng ruột do hóc xương cá

Hà Lê |

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cứu sống thành công ca bệnh bị xương cá gây thủng ruột dẫn đến áp xe ruột.

Thương con cá rô đồng tập 9: Dì Tư tham tiền hại cháu ruột

DI PY |

Tâm điểm tập 9 "Thương con cá rô đồng" tiếp tục xoay quanh câu chuyện tiền bạc khi dì Tư vẫn tìm đủ mọi cách bào chữa cho những sai lầm, thói cờ bạc của mình.

Phẫu thuật cấp cứu thành công bệnh nhân áp xe ruột thừa

Hà Lê |

Bệnh nhân nam, 61 tuổi, 10 ngày trước khi vào viện bệnh nhân xuất hiện đau bụng âm ỉ quanh rốn, gia đình mua thuốc tự điều trị tại nhà. Gần đây bệnh nhân xuất hiện cơn đau dữ dội, không thuyên giảm, kèm theo sốt nhẹ, gai rét, mệt mỏi chán ăn được gia đình đưa đi cấp cứu tại phòng khám gần nhà. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị áp xe ruột thừa.

Hội chẩn trực tuyến cứu người bệnh viêm phúc mạc do vỡ ruột non

Hà Lê |

Thông qua hệ thống y tế từ xa Telemedicine, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) tiến hành hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái và tư vấn phẫu thuật cấp cứu thành công nam bệnh nhân N.X.H bị viêm phúc mạc do gặp tai nạn xe ô tô.

Thủng ruột do hóc xương cá

Hà Lê |

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cứu sống thành công ca bệnh bị xương cá gây thủng ruột dẫn đến áp xe ruột.

Thương con cá rô đồng tập 9: Dì Tư tham tiền hại cháu ruột

DI PY |

Tâm điểm tập 9 "Thương con cá rô đồng" tiếp tục xoay quanh câu chuyện tiền bạc khi dì Tư vẫn tìm đủ mọi cách bào chữa cho những sai lầm, thói cờ bạc của mình.