4 quĩ đầu tư nước ngoài rót vốn vào một startup Việt về y tế

Thế Lâm |

Startup về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe ứng dụng công nghệ di động eDoctor vừa chính thức công bố được rót vốn từ 4 quỹ đầu tư lớn là CyberAgent Capital, Genesia Ventures (Nhật Bản), Bon Angels và Nextrans (Hàn Quốc). Thông tin được eDoctor cho biết ngày 1.4, số vốn được được cho rằng khoảng hơn 1 triệu USD.

Khoản vốn đầu tư gọi được cũng bao gồm cả số vốn eDoctor kêu gọi thành công qua chương trình Shark Tank Việt Nam vào tháng 9.2019.

Trong mùa dịch COVID-19, eDoctor đang cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe nói chung và dịch bệnh COVID-19 nói riêng thông qua chương trình đặt câu hỏi cho bác sĩ mọi lúc mọi nơi, không những giúp người bệnh tiết kiệm thời gian đi lại mà còn giúp hạn chế tiếp xúc, không phải đến nơi công cộng, từ đó chung sức ngăn ngừa sự lây lan của bệnh dịch. 

eDoctor cũng giúp người bệnh đặt các dịch vụ xét nghiệm tại nhà nhận kết quả sau 3 giờ; đặt dịch vụ khám và tư vấn sức khỏe tại nhà. eDoctor kết hợp với đội ngũ điều dưỡng, các trung tâm xét nghiệm, các phòng khám và bệnh viện, và các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa để đảm bảo quá trình cung cấp các dịch vụ đạt được mức độ chất lượng cao, không cần chờ đợi tại các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe. 

Startup Việt về chăm sóc sức khỏe eDoctor đang hợp tác với hơn 500 điều dưỡng, hơn 400 bác sĩ, 80 phòng khám và bệnh viện trên cả nước, đã phục vụ gần 100.000 lượt khám sức khỏe.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Tránh lỗ hổng bảo mật khi làm việc từ xa trong dịch COVID-19

Thế Lâm |

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã cho nhân viên làm việc từ xa, thậm chí cho nhân viên nghỉ luân phiên để vừa chống dịch, vừa đảm bảo công việc. Điều này giúp giảm nguy cơ lây lan Covid-19 nhưng cũng tạo ra những rủi ro nhất định về bảo mật.

Bạn trẻ khởi nghiệp: Đừng ngần ngại sáng tạo ra những điều mới mẻ

QUỲNH NHƯ |

“Cô gái vàng” của cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam, bà Lê Diệp Kiều Trang, nhà sáng lập Misfit, cựu Giám đốc Facebook Việt Nam nhắn nhủ với bạn trẻ như trên tại “Diễn đàn lãnh đạo trẻ Việt Nam - Vietnam Young Leaders Forum”, diễn ra ngày 13.12, tại TPHCM, do Hội doanh nhân trẻ TPHCM phối hợp cùng Starup Việt và Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp tổ chức.

Nhiều bạn trẻ khởi nghiệp với những dự án bảo vệ môi trường

A.N |

Rất nhiều dự án của các bạn trẻ sinh viên đều hướng đến mục tiêu hạn chế rác thải nhựa và bảo vệ môi trường. 

Quỹ Tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam đầu tư vào 4 startup

Thế Lâm |

Tin từ Quĩ Tăng tốc Khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) ngày 9.5, quĩ này vừa quyết định đầu tư vào 4 startup tại Việt Nam. Các startup được tham gia vào chương trình “Tăng tốc khởi nghiệp” kéo dài 3 tháng với khoản đầu tư cùng các dịch vụ khác đi kèm như không gian làm việc chung, Amazon Web Services, HubSpot, Google Cloud, Mapbox, Zendesk...

Tránh lỗ hổng bảo mật khi làm việc từ xa trong dịch COVID-19

Thế Lâm |

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã cho nhân viên làm việc từ xa, thậm chí cho nhân viên nghỉ luân phiên để vừa chống dịch, vừa đảm bảo công việc. Điều này giúp giảm nguy cơ lây lan Covid-19 nhưng cũng tạo ra những rủi ro nhất định về bảo mật.

Bạn trẻ khởi nghiệp: Đừng ngần ngại sáng tạo ra những điều mới mẻ

QUỲNH NHƯ |

“Cô gái vàng” của cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam, bà Lê Diệp Kiều Trang, nhà sáng lập Misfit, cựu Giám đốc Facebook Việt Nam nhắn nhủ với bạn trẻ như trên tại “Diễn đàn lãnh đạo trẻ Việt Nam - Vietnam Young Leaders Forum”, diễn ra ngày 13.12, tại TPHCM, do Hội doanh nhân trẻ TPHCM phối hợp cùng Starup Việt và Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp tổ chức.

Nhiều bạn trẻ khởi nghiệp với những dự án bảo vệ môi trường

A.N |

Rất nhiều dự án của các bạn trẻ sinh viên đều hướng đến mục tiêu hạn chế rác thải nhựa và bảo vệ môi trường. 

Quỹ Tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam đầu tư vào 4 startup

Thế Lâm |

Tin từ Quĩ Tăng tốc Khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) ngày 9.5, quĩ này vừa quyết định đầu tư vào 4 startup tại Việt Nam. Các startup được tham gia vào chương trình “Tăng tốc khởi nghiệp” kéo dài 3 tháng với khoản đầu tư cùng các dịch vụ khác đi kèm như không gian làm việc chung, Amazon Web Services, HubSpot, Google Cloud, Mapbox, Zendesk...