Phòng ngừa, ứng phó bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

QUANG MINH |

Dự án xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em giá tại Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bạo lực, đặc biệt là bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Tại Hội thảo Tổng kết Dự án xây dựng mô hình hỗ trợ phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em giá tại Việt Nam tổ chức ngày 20.10, sau gần 4 năm thực hiện (2017-2021), hơn 10 triệu lượt người được tiếp cận với kiến thức về bạo lực trên cơ sở giới.

Đặc biệt là kiến thức về bạo lực tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái thông qua việc tổ chức 3 chiến dịch truyền thông toàn quốc hàng năm hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới (từ 15 tháng 11 đến 15 tháng 12 hằng năm).

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh: “Chính phủ Việt Nam đã luôn nỗ lực trong việc thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao".

Trong các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, phụ nữ, trẻ em luôn được xác định là đối tượng ưu tiên và có hỗ trợ cao hơn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, phụ nữ bị nhiễm COVID-19, trẻ em mồ côi do bố mẹ tử vong bởi COVID-19,... điều này đã góp phần giúp phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, giảm bớt áp lực và nguy cơ bị bạo lực, xâm hại.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đánh giá cao các kết quả của dự án, đây thực sự là một điểm sáng trong công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và là căn cứ thực tiễn quan trọng trong việc xây dựng chính sách về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra tại Việt Nam, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam đã cảnh báo tình trạng gia tăng nguy cơ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái dựa trên số cuộc gọi đến đường dây nóng xin trợ giúp tăng đáng kể.

Do vậy, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam đã hỗ trợ và phối hợp phân phát 4.000 bộ đồ dùng thiết yếu bao gồm các vật dụng thiết yếu dành cho phụ nữ và trẻ em gái cùng các thông tin về bạo lực trên cơ sở giới, cho phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực giới và bị ảnh hưởng bởi COVID-19 tại tỉnh Bắc Giang và Thành phố Hồ Chí Minh.

QUANG MINH
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Triển khai biện pháp chăm sóc trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19

QUANG MINH |

Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tiếp tục thực hiện kịp thời, hiệu quả các biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, đặc biệt nhóm trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19.

Số trẻ em Nhật Bản tự tử cao kỷ lục trong đại dịch

Hà Anh |

Truyền thông Nhật Bản đưa tin, số vụ tự tử ở trẻ em tại Nhật Bản năm 2020 đạt mức cao nhất trong hơn 4 thập kỷ qua. 

Có ít nhất 10.000 trẻ em nông thôn được học rửa tay đúng cách

T.TH |

Thói quen rửa tay đúng cách với xà phòng cần được chú trọng hơn bao giờ hết, bởi đây là biện pháp quan trọng giúp cộng đồng phòng chống sự lây lan của COVID-19. Tuy nhiên, tại nhiều vùng nông thôn Việt Nam, mức rửa tay với xà phòng và nước sạch trong cộng đồng ở nông thôn vẫn còn rất khiêm tốn với tỉ lệ chỉ 1,2 trên 10 người, theo thống kê của Kantar năm 2021.

Hà Nội: Triển khai biện pháp chăm sóc trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19

QUANG MINH |

Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tiếp tục thực hiện kịp thời, hiệu quả các biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, đặc biệt nhóm trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19.

Số trẻ em Nhật Bản tự tử cao kỷ lục trong đại dịch

Hà Anh |

Truyền thông Nhật Bản đưa tin, số vụ tự tử ở trẻ em tại Nhật Bản năm 2020 đạt mức cao nhất trong hơn 4 thập kỷ qua. 

Có ít nhất 10.000 trẻ em nông thôn được học rửa tay đúng cách

T.TH |

Thói quen rửa tay đúng cách với xà phòng cần được chú trọng hơn bao giờ hết, bởi đây là biện pháp quan trọng giúp cộng đồng phòng chống sự lây lan của COVID-19. Tuy nhiên, tại nhiều vùng nông thôn Việt Nam, mức rửa tay với xà phòng và nước sạch trong cộng đồng ở nông thôn vẫn còn rất khiêm tốn với tỉ lệ chỉ 1,2 trên 10 người, theo thống kê của Kantar năm 2021.