Vườn Quốc gia Cát Tiên “kêu cứu” vì khai thác cát

HÀ ANH CHIẾN |

Vườn quốc gia Cát Tiên (VQG Cát Tiên) là khu “rừng cấm” đóng chân trên địa bàn nhiều tỉnh gồm Đồng Nai, Lâm Đồng... đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới do đặc trưng là rừng nguyên sinh, có hàng nghìn loài động thực vật quý hiếm và đặc biệt quý hiếm hầu hết có trong Sách Đỏ. Tuy nhiên, hiện nay VQG Cát Tiên đang phải đối mặt với tình trạng sạt lở nghiêm trọng từ hệ sinh thái hai bên bờ sông Đồng Nai do tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra nhiều năm qua.

Hậu quả là khu vực đất “bất khả xâm phạm” thuộc quản lý của Vườn đang bị tấn công. Dọc bờ sông, hàng chục ngàn mét vuông đất của VQG đã bị sạt lở, trong đó đoạn sạt dài nhất lên tới hơn nửa cây số và sâu vào tới hơn 4m.

VQG Cát Tiên đã mất 13.800 m2 đất vì sạt lở

Theo ghi nhận của PV, điều đáng lo ngại, từ công trường cát tới đất quản lý của VQG chỉ mất có vài phút chạy ca-nô, rất gần nhau và cũng rất gần những điểm đang bị sạt lở nghiêm trọng chỉ nhìn bằng mắt thường cũng thấy đáng lo ngại. Từ VQG, chúng tôi theo chân đoàn kiểm lâm của Vườn, chạy ca-nô đi cả hai hướng đều thấy tình trạng sạt lở nghiêm trọng cả hai bên bờ sông, nhiều gốc cây đổ xuống sông, sạt lở ăn sâu vào nhiều mét, thậm chí có dự án cấp bách xử lý gia cố sạt lở bờ sông Đồng Nai, đoạn xã Nam Cát Tiên, H.Tân Phú nhưng mới triển khai được một đoạn ngắn và không “ăn thua” so với số bị sạt lở.

Theo báo cáo của VQG Cát Tiên về tình hình sạt lở ven sông Đồng Nai thuộc sự quản lý của VQG, sau khi kiểm tra trên đoạn sông dài 14km đã xác định được 18 điểm sạt lở trên bờ sông Đồng Nai nằm trong khu vực đất VQG quản lý, tổng diện tích sạt lở là 13.800m2, vị trí sạt lở lớn nhất dài 660m, rộng 4m; vị trí nhỏ nhất sạt lở 27m, rộng 5,5m, tập trung chủ yếu là khu vực bãi cát giáp ranh giữa trạm Đà Cộ và trạm Đà Mí, gây thiệt hại về diện tích đất rừng, tre, lồ ô cây bụi. 

Ngoài ra, theo quan sát sơ bộ còn phát hiện phía bờ sông thuộc huyện Đạ Tẻh (tỉnh Lâm Đồng) quản lý có 34 điểm sạt lở. Dấu hiệu hiện trường do nước sông dâng cao nên một số điểm sạt lở khó phát hiện, một số điểm sạt lở còn nhìn thấy ngọn cây gỗ nhỏ, lồ ô, tre nhô lên mặt nước còn phần gốc và thân đã chìm dưới nước. Nguyên nhân, các vị trí sạt lở có mức độ khác nhau nhưng nhìn chung nguyên nhân chính là do khai thác cát dưới lòng sông quá lớn làm cho dòng chảy bị thay đổi, tạo thành những hàm ếch lớn bên dưới và gây sạt lở đất bên trên. Theo đánh giá, tình trạng sạt lở trên đã gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng của VQG và trong thời gian tới sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng lớn hơn nếu không được khắc phục. 

Tàu hút cát nằm ngang nhiên trên sông Đồng Nai, đoạn gần VQG Cát Tiên.
Tàu hút cát nằm ngang nhiên trên sông Đồng Nai, đoạn gần VQG Cát Tiên.
Không nên cấp phép khai thác cát gần VQG Cát Tiên

Theo tìm hiểu của PV, việc khai thác cát trên sông Đồng Nai cũng xảy ra tình trạng có doanh nghiệp được cấp phép, nhưng bị người dân phản đối không cho khai thác. Phức tạp hơn, PV tìm hiểu được, chính người dân địa phương tại đây cũng khai thác cát. Tại con đường xuống ấp 1, xã Nam Cát Tiên, tới bờ sông Đồng Nai, chúng tôi ghi nhận được tàu hút cát nằm giữa sông và trên bờ có nhiều bãi cát đang còn ướt nước sông, chờ được chuyển đi của một người dân địa phương tổ chức khai thác.

Theo nhiều người dân, cát ở sông Đồng Nai rất được thị trường ưa chuộng và có chất lượng nhất, nhì ở Đồng Nai, mỗi khối cát tại đây được vận chuyển đi bán với giá khoảng 250.000 đồng/khối, chuyển về TP.Biên Hòa thì có thể bán với giá từ 500.000 - 600.000 đồng/khối. Một đại diện doanh nghiệp mua bán cát cũng thừa nhận mỗi ngày mua khoảng 200 khối cát “lậu” để đem bán kiếm lời.

Ông Trần Văn Duy – Phó Chủ tịch UBND xã Nam Cát Tiên - cho biết: UBND tỉnh có cấp phép cho HTX Phú Xuân nhưng chưa hoạt động vì người dân phản ứng do sạt lở bờ sông. Còn những điểm khai thác lén lút thì ông Duy cho biết: “Các điểm đó là điểm cá nhân, ủy ban xã đã cấm từ lâu rồi”.

Ông Nguyễn Văn Diện – Giám đốc VQG Cát Tiên - cho biết: Đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học, khi khai thác cát sẽ để lại hậu quả sạt lở bên bờ, dọc bờ sông Đồng Nai, VQG Cát Tiên là trạng thái rừng ven sông rất quan trọng bảo tồn cả khu vực. Do đó, nếu để khai thác cát sẽ rất nguy hại đến công tác bảo tồn, bảo vệ rừng, hệ thực vật và động vật rừng cũng bị nguy cơ khi vào mùa khô thú ra sông uống nước, việc khai thác cát cản trở hoạt động sinh hoạt bình thường của động vật. Người hút cát cũng không thể nói là họ bảo vệ an toàn cho động vật, khi họ nhìn thấy cũng sẽ tấn công động vật này. Thời gian qua, khai thác cát trộm vẫn diễn ra, chúng tôi phối hợp với các địa phương từ Phước Cát, Tà Lài Núi tượng, Nam Cát tiên để ngăn cản, cán bộ của VQG cũng từng bắt tàu khai thác cát lậu.

Ngoài ra, ông Diện cũng cho rằng, việc gián tiếp hút cát dẫn đến sạt lở, ảnh hưởng môi trường làm tập tục tự nhiên của sinh vật bị xáo trộn, ảnh hưởng ổn định sinh thái. Vào cuối năm 2017, Đồng Nai và Lâm Đồng đã họp và quyết định dừng toàn bộ việc khai thác cát vào cuối 2018, nhưng sẽ xem xét một số giấy phép, nếu giấy phép qua điều tra còn trữ lượng có thể cho hoạt động, doanh nghiêp không còn trữ lượng cát khai thác sẽ cho dừng ngay. Nhưng đến bây giờ VQG cũng chưa nhận được văn bản về việc cho đơn vị nào khai thác để nắm bắt.

“Chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng nghiêm túc đánh giá đưa ra quyết định thỏa đáng. Đối với ranh giới gần với VQG Cát Tiên thì không nên cấp phép khai thác” – ông Diện nói.   

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

TP.HCM: Hàng loạt trụ Metro đang bị bẩn vì nạn vẽ bậy

Thạch Nam |

Những chữ nguệch ngoạc, hình vẽ quái dị đang tràn ngập dưới chân trụ Metro làm xấu đi nét đẹp của công trình.

Nguy cơ tái diễn ngập nước sân bay Tân Sơn Nhất

Minh Quân |

TPHCM đã bước vào mùa mưa, đường thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất hiện tắc cả trong lẫn ngoài, trong khi các dự án nạo vét, cải tạo đường thoát nước cho sân bay vẫn đang giậm chân tại chỗ.

TPHCM: Đội nắng, dầm mưa đón xe buýt vì thiếu nhà chờ

Thạch Nam |

Mặc dù số lượng xe buýt tại TPHCM ngày càng tăng, nhưng còn khá nhiều điểm đón xe buýt không được xây nhà chờ, vì vậy hành khách phải đứng dưới trời nắng hoặc dầm mưa đón xe. 

TP.HCM: Hàng loạt trụ Metro đang bị bẩn vì nạn vẽ bậy

Thạch Nam |

Những chữ nguệch ngoạc, hình vẽ quái dị đang tràn ngập dưới chân trụ Metro làm xấu đi nét đẹp của công trình.

Nguy cơ tái diễn ngập nước sân bay Tân Sơn Nhất

Minh Quân |

TPHCM đã bước vào mùa mưa, đường thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất hiện tắc cả trong lẫn ngoài, trong khi các dự án nạo vét, cải tạo đường thoát nước cho sân bay vẫn đang giậm chân tại chỗ.

TPHCM: Đội nắng, dầm mưa đón xe buýt vì thiếu nhà chờ

Thạch Nam |

Mặc dù số lượng xe buýt tại TPHCM ngày càng tăng, nhưng còn khá nhiều điểm đón xe buýt không được xây nhà chờ, vì vậy hành khách phải đứng dưới trời nắng hoặc dầm mưa đón xe.