Bị vu khống giết người, phải làm sao?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về việc bị vu khống; có phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho khoản tiền BHXH được trả vào lương, tranh chấp tài sản khi không đăng ký kết hôn... Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Bạn đọc có email nnduc81@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi tốt nghiệp đại học kinh tế năm 2005 và đi làm hơn 10 năm. Trong 2 năm qua bị nhóm người nào đó (chắc do mâu thuận trong công việc) tung tin đồn cướp của, giết người, hiếp dâm... làm ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc. Tự nhiên tôi bị quy kết là "tội phạm quốc gia" mà chẳng có phiên tòa nào hay văn bản nào được gửi tới tôi trực tiếp. Tôi phải làm gì về mặt pháp luật để bảo vệ quyển lợi của mình?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Trước hết, bạn cần tự mình hoặc nhờ cơ quan chức năng có thẩm quyền xác định được ai là người đã tung tin đồn hay vu khống cho bạn và yêu cầu người (nhóm người) đó chấm dứt ngay việc tung tin đồn hay vu khống cho bạn. Trường hợp có bằng chứng cụ thể về việc người (nhóm người) đó tung tin đồn hay vu khống gây thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn bị xâm phạm, bạn có thể khởi kiện yêu cầu họ bồi thường theo quy định tại điều 592 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; c) Thiệt hại khác do luật quy định.2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Ngoài ra, nếu người đó có dấu hiệu phạm tội vu khống, thì còn có thể thể bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 156 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, mức cao nhất là bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì; a) Vì động cơ đê hèn; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Làm nạn nhân tự sát. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Không đăng ký kết hôn, tranh chấp tài sản xử lý thế nào?

Bạn đọc có email hoaxxx@yahoo.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: 2 người sống chung với nhau, không có đăng ký kết hôn, nhưng trong hộ khẩu lại ghi ở mục quan hệ là vợ/hoặc là chồng. Vậy khi phân chia tài sản có phức tạp không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Khoản 5, điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về đăng ký kết hôn như sau: 1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của luật này và pháp luật về hộ tịch. Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý. 2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn. Như vậy, để xác định có phải là vợ chồng hay không, phải dựa vào việc hai người có đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định tại điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đồng thời có đăng ký kết hôn hợp pháp chứ không dựa vào việc có ghi trong họ khẩu là vợ hoặc chồng.

Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: 1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại điều 15 và điều 16 của luật này. 2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn. Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: 1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Phải đóng thuế cho khoản tiền BHXH của công ty thứ hai

Bạn đọc có email nguyenthuyxxx@yahoo.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi ký HĐLĐ với hai công ty và tham gia BHXH, BHYT, BHTN với HĐLĐ thứ nhất. Công ty thứ hai đã trả BHXH, BHYT và BHTN (theo mức đóng của NSDLĐ) qua lương cho tôi. Sắp tới, tôi dự định sẽ nghỉ việc ở công ty thứ hai. Nếu tôi xin nghỉ việc đúng luật thì công ty thứ hai có phải trả trợ cấp thôi việc cho khoản thời gian không đóng BHTN này không; khoản tiền BHXH, BHTN, BHYT mà công ty 2 đã trả cho tôi qua lương có bị tính thuế thu nhập cá nhân không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Theo quy định tại điều 48 BLLĐ 2012, thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia BHTN và thời gian làm việc đã được NSDLĐ trả trợ cấp thôi việc. Như vậy, bạn sẽ được công ty thứ hai trả trợ cấp thôi việc.

Thực tế hiện nay, các cơ quan thuế vẫn tính các khoản tiền công ty thứ hai đã trả BHXH, BHYT và BHTN vào lương cho NLĐ là các khoản thu nhập phải chịu thuế với lý do, các khoản này NLĐ không nộp cho cơ quan BHXH nên không thuộc diện miễn trừ theo quy định của pháp luật về thuấ thu nhập cá nhân.

NAM DƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Một chuyện tình buồn

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Người phụ nữ khoảng 30 tuổi dáng người mảnh mai, gương mặt xinh xắn dịu dàng nhưng đôi mắt thì buồn thăm thẳm. Trò chuyện với tôi về cuộc hôn nhân không hạnh phúc, mỗi khi nhắc đến chồng, nước mắt chị lại tuôn rơi cho số phận kém may mắn của mình. Khi còn trẻ, chẳng bao giờ chị nghĩ sau khi lập gia đình cuộc đời mình lại khổ đến thế, thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ cả thể xác và tinh thần.

Giáo viên nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè, giải quyết chế độ thế nào?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về chế độ thai sản của giáo viên khi trùng thời gian nghỉ hè, cách tính chế độ khi đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần, hồ sơ nhận BHXH một lần. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Mẹ đơn thân có quyền phủ nhận cha đứa trẻ?

LS Nguyễn Thị Thuý Hường |

Nếu như mấy chục năm trước người phụ nữ nào can đảm có con mà chưa có chồng thì là chuyện động trời, xã hội và gia đình không chấp nhận. Người phụ nữ ấy phải tìm cách để trốn chạy khỏi những đàm tiếu của dư luận bằng cách bỏ xứ đi xa hoặc cam chịu sống cuộc đời lầm lũi, khép kín. Theo thời gian, xã hội cởi mở hơn, dư luận cũng không còn khắt khe với những người phụ nữ có con mà không có chồng và việc làm mẹ đơn thân giờ không còn phải là chuyện hiếm. Thậm chí, không ít người còn cổ vũ cho việc phụ nữ dám sống cuộc sống cho chính mình mà không cần lệ thuộc vào đàn ông.

Đóng BHXH bằng tiền lương cao hơn giám đốc, có được hưởng chế độ thai sản?

NAM DƯƠNG |

Công nhân do tôi quản lý cười to trong xưởng, công ty sa thải tôi có đúng? Tôi đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, nhưng công ty không làm thủ tục cho hưởng thì phải làm sao? Công ty quy định tài xế chạy taxi không đủ tiền lương tối thiểu vùng thì phải tự đóng 100% BHXH và kinh phí CĐ đúng không? Trên đây là một số câu hỏi chính bạn đọc gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhờ tư vấn trong tuần qua. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Một chuyện tình buồn

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Người phụ nữ khoảng 30 tuổi dáng người mảnh mai, gương mặt xinh xắn dịu dàng nhưng đôi mắt thì buồn thăm thẳm. Trò chuyện với tôi về cuộc hôn nhân không hạnh phúc, mỗi khi nhắc đến chồng, nước mắt chị lại tuôn rơi cho số phận kém may mắn của mình. Khi còn trẻ, chẳng bao giờ chị nghĩ sau khi lập gia đình cuộc đời mình lại khổ đến thế, thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ cả thể xác và tinh thần.

Giáo viên nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè, giải quyết chế độ thế nào?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về chế độ thai sản của giáo viên khi trùng thời gian nghỉ hè, cách tính chế độ khi đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần, hồ sơ nhận BHXH một lần. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Mẹ đơn thân có quyền phủ nhận cha đứa trẻ?

LS Nguyễn Thị Thuý Hường |

Nếu như mấy chục năm trước người phụ nữ nào can đảm có con mà chưa có chồng thì là chuyện động trời, xã hội và gia đình không chấp nhận. Người phụ nữ ấy phải tìm cách để trốn chạy khỏi những đàm tiếu của dư luận bằng cách bỏ xứ đi xa hoặc cam chịu sống cuộc đời lầm lũi, khép kín. Theo thời gian, xã hội cởi mở hơn, dư luận cũng không còn khắt khe với những người phụ nữ có con mà không có chồng và việc làm mẹ đơn thân giờ không còn phải là chuyện hiếm. Thậm chí, không ít người còn cổ vũ cho việc phụ nữ dám sống cuộc sống cho chính mình mà không cần lệ thuộc vào đàn ông.

Đóng BHXH bằng tiền lương cao hơn giám đốc, có được hưởng chế độ thai sản?

NAM DƯƠNG |

Công nhân do tôi quản lý cười to trong xưởng, công ty sa thải tôi có đúng? Tôi đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, nhưng công ty không làm thủ tục cho hưởng thì phải làm sao? Công ty quy định tài xế chạy taxi không đủ tiền lương tối thiểu vùng thì phải tự đóng 100% BHXH và kinh phí CĐ đúng không? Trên đây là một số câu hỏi chính bạn đọc gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhờ tư vấn trong tuần qua. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.