Chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn phải bồi thường 10 triệu đồng?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về nghĩa vụ của NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ, điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và thời gian đi làm sau khi nghỉ thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Chỉ phải bồi thường khi chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

Bạn đọc có email naseobxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi có ký HĐLĐ 1 năm với 1 trung tâm, nhưng vì cảm thấy không phù hợp với công việc này và muốn chấm dứt HĐLĐ. Trong HĐLĐ có điều khoản nếu chấm dứt HĐLĐ phải bồi thường 10 triệu đồng, như vậy có đúng luật không? Nếu tôi báo trước 30 ngày và có lí do chính đáng thì có phải bồi thường gì cho trung tâm đó không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 37 BLLĐ 2012 quy định:

1. NLĐ làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo m ột công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ; b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐLĐ; c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện HĐLĐ; đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước; e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền; g) NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại khoản 1 điều này, NLĐ phải báo cho NSDLĐ biết trước: a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 điều này; b) Ít nhất 30 ngày nếu là HĐLĐxác định thời hạn; ít nhất 3 ngày làm việc nếu là HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 điều này; c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 điều này thời hạn báo trước cho NSDLĐ được thực hiện theo thời hạn quy định tại điều 156 của bộ luật này. Điều 43 BLLĐ 2012 quy định về nghĩa vụ của NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật:1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ. 2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho NSDLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước. 3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ theo quy định tại điều 62 của bộ luật này. Do đó, nếu bạn nghỉ việc đúng luật thì không phải bồi thường cho công ty. Còn nếu bạn nghỉ việc trái luật thì việc phải bồi thường bao nhiêu tiền phụ thuộc vào mức lương của bạn và số ngày vi phạm báo trước.

Làm sao để được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Bạn đọc có email thieuoanhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đã đóng BHXH được 8 năm 7 tháng và nghỉ thai sản đến ngày 16.6.2018, nhưng xin nghỉ thêm 1 tháng không lương. Tôi không tiếp tục công việc được nên xin nghỉ luôn và quyết định thôi việc của tôi là ngày 14.7.2018. Tôi đi đăng ký thất nghiệp để hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) thì được trả lời do tôi đã nghỉ việc không lương 1 tháng nên không đủ điều kiện hưởng TCTN. Nếu muốn hưởng TCTN thì phải về công ty điều chỉnh ngày nghỉ đến 30.6.2018 thì mới được hưởng. Bên công ty thì không chấp nhận điều đó vì đã làm đúng luật. Bây giờ tôi phải làm sao?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Khoản 2, điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định: NLĐ đang đóng BHTN là NLĐ có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đã đóng BHTN và được tổ chức BHXH. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau: a) NLĐ có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp BHXH; b) NLĐ có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.

Do bạn có tháng nghỉ không lương là tháng trước khi nghỉ việc, do đó việc Trung tâm Dịch vụ việc làm trả lời bạn như thế là đúng. Nếu bạn có làm đơn xin tạm hoãn HĐLĐ sau thời gian nghỉ thai sản và được công ty đồng ý hay có đơn xin nghỉ không lương 1 tháng và được công ty đồng ý thì coi như hai bên đã thoả thuận tạm hoãn HĐLĐ thì thực tế cũng được Trung tâm dịch vụ việc làm chấp nhận và làm thủ tục hưởng TCTV.

Phải đi làm ngay sau khi sinh 1 tháng 13 ngày có đúng?

Bạn đọc có email duyhungxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Vợ tôi vừa sinh con được 1 tháng 13 ngày, trong thời gian đó vợ tôi được Bệnh viện Đa khoa T.N ký HĐLĐ với bệnh viện. Bệnh viện có làm sai không khi yêu cầu vợ tôi đi làm luôn sau khi sinh con, trong khi gia đình đã xin phép cho vợ tôi nghỉ thêm 3 tháng không hưởng lương và phụ cấp để được hoàn lại sức khỏe, nhưng không được chấp nhận.

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Câu hỏi của bạn không rõ thông tin nên chúng tôi tạm chia thành hai trường hợp. Nếu trước khi sinh vợ bạn đã có HĐLĐ và đóng đủ BHXH 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh thì được hưởng chế độ thai sản. Theo đó, vợ bạn sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản 6 tháng, và có thể đi làm trước thời hạn trên sau khi đã nghỉ được 4 tháng và có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ đi làm việc sớm và được NSDLĐ chấp nhận. Nếu vợ bạn thuộc trường hợp này thì việc bệnh viện yêu cầu vợ bạn phải đi làm sớm sau khi sinh con được 1 tháng 13 ngày là sai.

Trường hợp thứ hai, vợ bạn chưa có HĐLĐ mà trước đó chỉ có hợp đồng mùa vụ hay dịch vụ mà có hưởng lương (do thông tin bạn cung cấp là đã xin phép cho vợ tôi nghỉ thêm 3 tháng không hưởng lương và phụ cấp) thì thời gian bắt đầu HĐLĐ là thời gian do hai bên thoả thuận. Nếu vợ bạn thấy sức khoẻ chưa tốt thì chưa ký HĐLĐ để đi làm ngay. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào thì phụ nữa cũng cần có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khoẻ sau sinh. Do đó, gia đình bạn cần cân nhắc trước khi ký HĐLĐ.

NAM DƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Tin bạn, mất quyền cổ đông

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Ngày nay, việc những người bạn cùng hùn hạp làm ăn khá phổ biến, nhưng không phải việc hợp tác nào cũng thuận buồm xuôi gió. Chính vì là bạn bè, nên họ ít đòi hỏi phải có đầy đủ thủ tục, báo cáo, và chỉ đến khi có mâu thuẫn, tranh chấp thì mới giật mình do quá tin tưởng nên quyền lợi bị ảnh hưởng.

Bị vu khống giết người, phải làm sao?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về việc bị vu khống; có phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho khoản tiền BHXH được trả vào lương, tranh chấp tài sản khi không đăng ký kết hôn... Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Một chuyện tình buồn

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Người phụ nữ khoảng 30 tuổi dáng người mảnh mai, gương mặt xinh xắn dịu dàng nhưng đôi mắt thì buồn thăm thẳm. Trò chuyện với tôi về cuộc hôn nhân không hạnh phúc, mỗi khi nhắc đến chồng, nước mắt chị lại tuôn rơi cho số phận kém may mắn của mình. Khi còn trẻ, chẳng bao giờ chị nghĩ sau khi lập gia đình cuộc đời mình lại khổ đến thế, thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ cả thể xác và tinh thần.

Giáo viên nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè, giải quyết chế độ thế nào?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về chế độ thai sản của giáo viên khi trùng thời gian nghỉ hè, cách tính chế độ khi đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần, hồ sơ nhận BHXH một lần. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Tin bạn, mất quyền cổ đông

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Ngày nay, việc những người bạn cùng hùn hạp làm ăn khá phổ biến, nhưng không phải việc hợp tác nào cũng thuận buồm xuôi gió. Chính vì là bạn bè, nên họ ít đòi hỏi phải có đầy đủ thủ tục, báo cáo, và chỉ đến khi có mâu thuẫn, tranh chấp thì mới giật mình do quá tin tưởng nên quyền lợi bị ảnh hưởng.

Bị vu khống giết người, phải làm sao?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về việc bị vu khống; có phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho khoản tiền BHXH được trả vào lương, tranh chấp tài sản khi không đăng ký kết hôn... Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Một chuyện tình buồn

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Người phụ nữ khoảng 30 tuổi dáng người mảnh mai, gương mặt xinh xắn dịu dàng nhưng đôi mắt thì buồn thăm thẳm. Trò chuyện với tôi về cuộc hôn nhân không hạnh phúc, mỗi khi nhắc đến chồng, nước mắt chị lại tuôn rơi cho số phận kém may mắn của mình. Khi còn trẻ, chẳng bao giờ chị nghĩ sau khi lập gia đình cuộc đời mình lại khổ đến thế, thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ cả thể xác và tinh thần.

Giáo viên nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè, giải quyết chế độ thế nào?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về chế độ thai sản của giáo viên khi trùng thời gian nghỉ hè, cách tính chế độ khi đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần, hồ sơ nhận BHXH một lần. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.