Có được sử dụng tinh trùng của người đã chết?

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Ngày nay việc gửi tinh trùng tại bệnh viện không còn quá xa lạ, có rất nhiều lý do để dẫn đến việc gửi giữ tinh trùng. Có những người đàn ông đã lập gia đình nhưng do vợ chồng chưa có điều kiện sinh con ngay hoặc gặp khó khăn trong quá trình mang thai tự nhiên nên họ tìm đến giải pháp gửi tinh trùng để có thể sử dụng sau này. Hoặc cũng có người dù độc thân, chưa lập gia đình, nhưng họ vẫn lưu giữ tinh trùng có chất lượng khi còn đang khỏe mạnh.

Bất hạnh

Anh P và chị T là bạn học chung đại học. Sau một thời gian quen biết anh P và chị T đã yêu nhau và được hai bên gia đình ủng hộ. Nghĩ trước sau gì cũng lấy nhau nên anh P và chị T quyết định dọn về chung sống cùng nhau. Sau khi tốt nghiệp đại học và kiếm được việc làm anh P và chị T làm đám cưới và tình cảm của họ ngày càng thắm thiết hơn. Vì anh P là con trai một nên mẹ anh thường xuyên thúc giục anh chị sớm có con để gia đình có thêm tiếng cười của con trẻ và bớt vắng vẻ. Anh P và chị T cũng có kế hoạch cho việc sinh con trong thời gian sớm nhất.

Tuy nhiên đời không ai tính được chữ ngờ. Dù ở độ tuổi còn rất trẻ, mới 25 tuổi, nhưng anh P lại mắc bệnh hiểm nghèo. Khi phát hiện ra bệnh, cả nhà ai cũng lo lắng và xót thương cho anh, nhất là mẹ anh và chị T. Hai người phụ nữ quan trọng của cuộc đời anh suốt ngày khóc thương và tìm cách chạy chữa cho con, cho chồng. Thương mẹ và chị T phải lo toan cho mình và bản thân cũng nghĩ đến ngày mình phải ra đi thì mẹ và vợ sẽ cô đơn lắm, nên trước khi tiến hành điều trị bệnh, anh P quyết định gửi tinh trùng của mình tại một khoa hiếm muộn của bệnh viện X. Anh P hy vọng khi bệnh tình đỡ hơn, thì chị T sẽ tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm để có đứa con chung giữa hai người. Dự định là thế, nhưng do bệnh tình của anh P càng ngày càng xấu và anh P chết trước khi chị T tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm.

Sau khi lo đám tang cho anh P tươm tất, mẹ anh P bàn với chị T sẽ liên hệ với bệnh viện X để cho chị T được sử dụng tinh trùng của anh P đã gửi giữ và mang thai như nguyện vọng tha thiết của anh P lúc còn sống. Đây cũng là cách duy nhất để duy trì được nòi giống của gia đình anh P. Tuy nhiên, khi bệnh viện đề nghị chị T nộp giấy đăng ký kết hôn với anh P, thì chị T không có. Chị T trình bày là hai người yêu nhau, đã sống chung với nhau nhiều năm và có làm đám cưới với sự hiện diện đông đủ của hai bên gia đình và bạn bè.

Chị T đưa ra rất nhiều hình ảnh và tư liệu để chứng minh mối quan hệ vợ chồng của chị và anh P. Mẹ anh P cũng liên tục khẳng định điều chị T nói là đúng và bà cũng xác nhận dù chưa làm giấy đăng ký kết hôn, nhưng hai người vẫn xưng hô vợ chồng với nhau, chị T vẫn gọi bà là mẹ… Mặc dù rất thông cảm và thương xót cho hoàn cảnh của chị T và mẹ anh P, nhưng bệnh viện vẫn phải từ chối nguyện vọng của chị T là sử dụng tinh trùng của anh P để thụ tinh trong ống nghiệm.

Phải là vợ mới được sử dụng tinh trùng của chồng

Theo quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thì chị T chỉ được quyền sử dụng và đề nghị Bệnh viện X tiếp tục lưu giữ tinh trùng của anh P khi và chỉ khi chị T và anh P trước đó đã thực hiện việc đăng ký kết hôn đúng pháp luật.

Cụ thể, tại khoản 2 và khoản 4, điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo quy định như sau: 2. Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi, thì phải hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản. 4. Người vợ hoặc người chồng sử dụng tinh trùng, noãn, phôi thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, điểm b, khoản 3 điều này làm phát sinh các quan hệ ngoài quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật dân sự.

Mặc dù anh P và chị T có làm đám cưới và xưng hô vợ chồng với nhau và được hai bên gia đình ủng hộ, nhưng do anh chị chưa đăng ký kết hôn hợp pháp, thì chị T không được quyền đề nghị bệnh viện X cho chị được sử dụng tinh trùng của anh P đã gửi giữ và tiếp tục lưu giữ số tinh trùng này. Cũng theo quy định vừa nêu, nếu nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi tinh trùng đã mất, thì cơ sở lưu giữ tinh trùng phải hủy số tinh trùng của người đó, trừ trường hợp vợ hợp pháp (nếu có) của anh P có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản.

Mặt khác, theo điều 3, Nghị định số 10/2015/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thì việc cho và nhận tinh trùng được thực hiện trên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận. Xét về mặt pháp lý thì chị T hiện là phụ nữ độc thân nên theo quy định pháp luật chị T có quyền sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách nhận tinh trùng của người khác trên nguyên tắc vô danh chứ không thể sử dụng tinh trùng của anh P. Nếu biết trước điều này, chắc chắn lúc anh P còn sống thì anh P và chị T đã làm thủ tục đăng ký kết hôn để tránh những rắc rối như hiện nay.

Tuy nhiên việc gửi tinh trùng lưu giữ tại một cơ sở y tế phải được thực hiện theo quy định của pháp luật chứ không phải ai thích lưu giữ thì lưu giữ, ai thích sử dụng như thế nào thì sử dụng. Theo quy định tại khoản 1, điều 21 của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP thì việc gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Người chồng hoặc người vợ trong những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh; b)Người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân; c)Người tình nguyện hiến tinh trùng, hiến noãn, hiến phôi; d)Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân lưu giữ phôi còn dư sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công.

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Lạnh lùng vi phạm quyền, lợi ích với lao động nữ

ĐỨC LONG |

Trong số những email gửi đến Văn phòng tư vấn pháp luật (VPTVPL) của Báo Lao Động để nhờ tư vấn, thì số lượng bạn đọc nữ thường chiếm nhiều hơn nam. Ngoài việc nhờ tư vấn về chế độ, chính sách, cũng có nhiều email phản ánh sự lạnh lùng của chủ doanh nghiệp khi xâm hại đến quyền, lợi ích của các lao động nữ. Những trường hợp dưới đây là ví dụ điển hình.

Vợ thay chồng đi khởi kiện được không?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về việc cấp lại sổ BHXH, và uỷ quyền để khởi kiện đòi trợ cấp thôi việc. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Những hiểu lầm đáng tiếc

ĐỨC LONG |

“Cơ quan chúng tôi là một đơn vị nhà nước đã tự chủ. Đơn vị chúng tôi muốn mua bảo hiểm nhân thọ ở ngoài và không muốn tham gia bảo hiểm xã hội có được không?”. Trên đây là nội dung chính của câu hỏi mà bạn đọc có email anhntxxx@gmail.com gửi đến Văn phòng Tư vấn pháp luật báo Lao Động để nhờ tư vấn. Đáng nói, đây không phải là lần đầu chúng tôi nhận được câu hỏi thế này.

Chỉ tham gia bảo hiểm y tế mà không đóng BHXH được không?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về bảo hiểm y tế (BHYT) và chế độ thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Lạnh lùng vi phạm quyền, lợi ích với lao động nữ

ĐỨC LONG |

Trong số những email gửi đến Văn phòng tư vấn pháp luật (VPTVPL) của Báo Lao Động để nhờ tư vấn, thì số lượng bạn đọc nữ thường chiếm nhiều hơn nam. Ngoài việc nhờ tư vấn về chế độ, chính sách, cũng có nhiều email phản ánh sự lạnh lùng của chủ doanh nghiệp khi xâm hại đến quyền, lợi ích của các lao động nữ. Những trường hợp dưới đây là ví dụ điển hình.

Vợ thay chồng đi khởi kiện được không?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về việc cấp lại sổ BHXH, và uỷ quyền để khởi kiện đòi trợ cấp thôi việc. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Những hiểu lầm đáng tiếc

ĐỨC LONG |

“Cơ quan chúng tôi là một đơn vị nhà nước đã tự chủ. Đơn vị chúng tôi muốn mua bảo hiểm nhân thọ ở ngoài và không muốn tham gia bảo hiểm xã hội có được không?”. Trên đây là nội dung chính của câu hỏi mà bạn đọc có email anhntxxx@gmail.com gửi đến Văn phòng Tư vấn pháp luật báo Lao Động để nhờ tư vấn. Đáng nói, đây không phải là lần đầu chúng tôi nhận được câu hỏi thế này.

Chỉ tham gia bảo hiểm y tế mà không đóng BHXH được không?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về bảo hiểm y tế (BHYT) và chế độ thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.