Có thẻ BHYT, khám bệnh ở đâu cũng được thanh toán chi phí

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản và thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT… Báo Lao Động trích đăng một số câu hỏi chính và trả lời.

Bị thai chết lưu, có được hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản?

Bạn đọc có số điện thoại 0355537XXX gọi điện thoại đến số điện thoại Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961360559 hỏi: Tôi có thai được 9 tuần tuổi thì thai nhi chết. Tôi có được hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản không?

 Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 41 Luật BHXH 2014 quy định về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản như sau: 1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3, điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước. Điều 33 Luật BHXH 2014 quy định, thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý như sau: 1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau: a) 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi; b) 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. 2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Như vậy, sau khi bạn nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai chết lưu, nếu trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày.

Có bắt buộc dán ảnh trên thẻ BHYT?

Bạn đọc có email benaxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Thẻ BHYT có bắt buộc phải có ảnh của người bệnh hay không? Nếu không có ảnh trên thẻ BHYT thì có khám, chữa bệnh BHYT được không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Khoản 1, điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:  Người tham gia BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác. Như vậy, nếu thẻ BHYT của bạn không có dán ảnh thì bạn phải có các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.

Khám bệnh thế nào khi đang chờ cấp lại thẻ BHYT?

Bạn đọc có email anhtaixxx.vn@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Thẻ BHYT của tôi bị rách, nát và tôi đang chờ cấp lại thẻ khác. Tôi có thể dùng giấy hẹn cấp lại thẻ BHYT của cơ quan BHXH cấp để đi khám bệnh được không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Khoản 3, điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định: Người tham gia BHYT trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT do cơ quan BHXH hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan BHXH ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo mẫu số 4, phụ lục ban hành kèm theo nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó. Như vậy, nếu bạn có giấy hẹn cấp lại thẻ BHYT của cơ quan BHXH cấp thì có thể dùng giấy hẹn này để đi khám chữa bệnh và vẫn được hưởng quyền lợi bình thường.

Tái khám không có giấy chuyển viện được không?

Bạn đọc có email thaihuongxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Trường hợp NLĐ đi khám lại bệnh theo chỉ định của bác sĩ thì có phải cần phải xin giấy chuyển viện lần nữa không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Khoản 5, điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định: Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia BHYT phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo mẫu số 6 phụ lục ban hành kèm theo nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị. Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu số 5 phụ lục ban hành kèm theo nghị định này. Như vậy, nếu bạn có giấy chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền phải tái khám thì không cần giấy chuyển viện nữa.

Người bệnh thanh toán chi phí BHYT trực tiếp với BHXH

Bạn đọc có email thanhtuyxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Gần nhà tôi có một bệnh viện, nhưng theo tôi được biết thì bệnh viện này không ký hợp đồng để khám, chữa bệnh BHYT. Nếu tôi đi khám tại bệnh viện này thì có được thanh toán BHYT không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Khoản 6, điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:  Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh khi ra viện các giấy tờ, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh thanh toán trực tiếp với cơ quan BHXH theo quy định tại các điều 28, 29 và 30 nghị định này. Như vậy, nếu có thẻ BHYT, dù khám bệnh ở đâu bạn cũng được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh.  

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Ai được hưởng thừa kế của cha mẹ ruột?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Khi còn nhỏ anh An được cha mẹ cho làm con nuôi của vợ chồng em gái ruột không có con. Người mẹ nuôi của anh An cũng chính là dì ruột của anh. Do mối quan hệ ruột thịt như vậy nên hai gia đình rất thân thiết nhau. Vợ chồng người dì sau khi nhận anh An làm con nuôi đã đổi giấy khai sinh, đề tên họ làm cha mẹ của anh An trên giấy khai sinh. Dù đã cho anh An làm con nuôi, nhưng cha mẹ ruột vẫn thường xuyên đến thăm và chăm sóc anh. Anh An vẫn gọi cả 4 người là cha mẹ.

Nợ nào phải chia khi ly hôn?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ông T và bà H sống chung với nhau đã 32 năm và có 5 người con, người con gái đầu đã chết, còn lại 3 gái, một trai. Quá trình chung sống phát sinh nhiều mâu thuẫn, phần lớn do bà H chê ông T cuộc đời chỉ gắn liền với việc làm nông, trong khi bà khá lanh lẹ, thích đi đây đi đó và kết giao với nhiều người.

Khi nào được lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ngày nay, có nhiều gia đình cho thuê nhà và coi đây là nguồn thu nhập chính,  nhưng kinh nghiệm soạn thảo và phân tích hợp đồng thuê nhà thì không nhiều người rành rẽ.

Một số quy định mới về BHYT

Nam Dương |

Ngày 17.10.2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 146/2018/NĐ-CP (NĐ 146) quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.12.2018. So với Nghị định 105/2014/NĐ-CP (NĐ 105) ngày 15.11.2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, NĐ 146 có một số điểm mới. Báo Lao Động xin giới thiệu những điểm mới và quy định về mức hưởng BHYT trong NĐ 146.

Ai được hưởng thừa kế của cha mẹ ruột?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Khi còn nhỏ anh An được cha mẹ cho làm con nuôi của vợ chồng em gái ruột không có con. Người mẹ nuôi của anh An cũng chính là dì ruột của anh. Do mối quan hệ ruột thịt như vậy nên hai gia đình rất thân thiết nhau. Vợ chồng người dì sau khi nhận anh An làm con nuôi đã đổi giấy khai sinh, đề tên họ làm cha mẹ của anh An trên giấy khai sinh. Dù đã cho anh An làm con nuôi, nhưng cha mẹ ruột vẫn thường xuyên đến thăm và chăm sóc anh. Anh An vẫn gọi cả 4 người là cha mẹ.

Nợ nào phải chia khi ly hôn?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ông T và bà H sống chung với nhau đã 32 năm và có 5 người con, người con gái đầu đã chết, còn lại 3 gái, một trai. Quá trình chung sống phát sinh nhiều mâu thuẫn, phần lớn do bà H chê ông T cuộc đời chỉ gắn liền với việc làm nông, trong khi bà khá lanh lẹ, thích đi đây đi đó và kết giao với nhiều người.

Khi nào được lấy lại tiền đặt cọc thuê nhà?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ngày nay, có nhiều gia đình cho thuê nhà và coi đây là nguồn thu nhập chính,  nhưng kinh nghiệm soạn thảo và phân tích hợp đồng thuê nhà thì không nhiều người rành rẽ.

Một số quy định mới về BHYT

Nam Dương |

Ngày 17.10.2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 146/2018/NĐ-CP (NĐ 146) quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 1.12.2018. So với Nghị định 105/2014/NĐ-CP (NĐ 105) ngày 15.11.2014 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT, NĐ 146 có một số điểm mới. Báo Lao Động xin giới thiệu những điểm mới và quy định về mức hưởng BHYT trong NĐ 146.