Giáo viên nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè, giải quyết chế độ thế nào?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về chế độ thai sản của giáo viên khi trùng thời gian nghỉ hè, cách tính chế độ khi đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần, hồ sơ nhận BHXH một lần. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Đi làm thứ bảy, có được tính bằng hai ngày bình thường?

Bạn đọc có số điện thoại 01217975XXX gọi đến số điện thoại Tư vấn pháp luật của Báo Lao Động 0961360559 hỏi: Công ty chúng tôi quy định thứ Bảy và Chủ nhật là hai ngày nghỉ hàng tuần. Nếu đi làm vào ngày này thì được hưởng 200% tiền lương. Như vậy, nếu chúng tôi đi làm vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật thì có được nghỉ bằng hai ngày khác trong tuần không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 110 BLLĐ 2012 quy định: 1. Mỗi tuần, NLĐ được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì NSDLĐ có trách nhiệm bảo đảm cho NLĐ được nghỉ tính bình quân 1 tháng ít nhất 4 ngày. 2. NSDLĐ có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động. Điều 97 BLLĐ 2012 quy định: 1. NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày.

Như vậy, pháp luật về lao động hiện hành chỉ quy định nếu NLĐ làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần, thì NSDLĐ phải trả lương cho họ ít nhất bằng 200%. Pháp luật không quy định nếu NLĐ đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần thì có được quy đổi ra là làm bằng mấy ngày khác hay không. Việc này còn phụ thuộc vào thoả ước lao động tập thể hay nội quy lao động của công ty.

Không nghỉ hè thì được nhận tiền

Một số bạn đọc gọi đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Chúng tôi là giáo viên, có thời gian nghỉ chế độ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè. Chúng tôi được hưởng thời gian nghỉ hè thế nào?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Theo Công văn số 1125/NGCBQLGD-CSNGCB ngày 18.8.2017 của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc giải quyết chế độ thai sản đối với cán bộ, công chức, viên chức, NLD được thực hiện theo BLLĐ, Luật BHXH và các văn bản quy định hiện hành. Theo khoản 7, điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH được coi là thời gian làm việc của NLĐ để tính số ngày nghỉ hằng năm. Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hằng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (khoản 2, điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 2 tháng đối với giáo viên phổ thông (khoản 4, điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT). Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có). Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường. Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (khoản 2, điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT; khoản 3, điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).

Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại điều 111 và điều 112 BLLĐ hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại điều 114 BLLĐ. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2, điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Có cần quyết định nghỉ việc khi nhận BHXH một lần?

Bạn đọc có email hunghienxxx@gmail.comgửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi có sổ BHXH đã chốt đến tháng 2.2018 là được 8 năm 3 tháng và dự tính tháng 3.2019 sẽ nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần. Được biết trong hồ sơ cần chuẩn bị có quyết định nghỉ việc, không biết quyết định nghỉ việc này chỉ của công ty cuối cùng hay là của tất cả các công ty đã làm qua (đến tháng 2.2018 tôi đã làm qua 3 công ty). Những công ty tôi đã làm trước giờ đều ở quận 1, TPHCM vậy khi nộp hồ sơ hưởng BHXH một lần sẽ nộp ở đâu (tôi đăng ký hộ khẩu thường trú ở quận 5, TPHCM).

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 109 Luật BHXH 2014 quy định hồ sơ hưởng BHXH một lần như sau: 1. Sổ BHXH. 2. Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần của NLĐ.3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp; b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài; c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 5 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp. 4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c, khoản 1, điều 60 và điểm c, khoản , điều 77 của luật này 5. Đối với NLĐ quy định tại điều 65 và khoản 5, điều 77 của luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này. Như vậy, trong hồ sơ hưởng BHXH một lần không cần phải có quyết định nghỉ việc. Do bạn đã nghị việc nên bạn đến cơ quan BHXH nơi đang cưu trú (quận 5) để làm thủ tục hưởng BHXH một lần.

NAM DƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Mẹ đơn thân có quyền phủ nhận cha đứa trẻ?

LS Nguyễn Thị Thuý Hường |

Nếu như mấy chục năm trước người phụ nữ nào can đảm có con mà chưa có chồng thì là chuyện động trời, xã hội và gia đình không chấp nhận. Người phụ nữ ấy phải tìm cách để trốn chạy khỏi những đàm tiếu của dư luận bằng cách bỏ xứ đi xa hoặc cam chịu sống cuộc đời lầm lũi, khép kín. Theo thời gian, xã hội cởi mở hơn, dư luận cũng không còn khắt khe với những người phụ nữ có con mà không có chồng và việc làm mẹ đơn thân giờ không còn phải là chuyện hiếm. Thậm chí, không ít người còn cổ vũ cho việc phụ nữ dám sống cuộc sống cho chính mình mà không cần lệ thuộc vào đàn ông.

Đóng BHXH bằng tiền lương cao hơn giám đốc, có được hưởng chế độ thai sản?

NAM DƯƠNG |

Công nhân do tôi quản lý cười to trong xưởng, công ty sa thải tôi có đúng? Tôi đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, nhưng công ty không làm thủ tục cho hưởng thì phải làm sao? Công ty quy định tài xế chạy taxi không đủ tiền lương tối thiểu vùng thì phải tự đóng 100% BHXH và kinh phí CĐ đúng không? Trên đây là một số câu hỏi chính bạn đọc gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhờ tư vấn trong tuần qua. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Con sinh ra trong thời gian ly thân mang họ của ai?

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Nhiều cặp vợ chồng trong quá trình chung sống xảy ra mâu thuẫn khiến cho cuộc sống trở nên ngột ngạt và bí bách. Do cả hai đều không muốn sống cùng nữa, nên trước khi ly hôn, nhiều cặp đã thỏa thuận sống ly thân, mạnh ai nấy ở. Hai bên được tự do sống riêng và làm những điều mà họ yêu thích, kể cả quan hệ với người khác phái mà bên kia không được có ý kiến hay cấm cản. Thực tế, nhiều cặp trong thời gian sống ly thân đã có những quan hệ khác sâu đậm khiến cho mọi việc trở nên phức tạp hơn.

Nghỉ việc, có phải đền bù tiền cho công ty đã đóng BHXH?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến cách chấm dứt HĐLĐ và quyền, nghĩa vụ của NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Mẹ đơn thân có quyền phủ nhận cha đứa trẻ?

LS Nguyễn Thị Thuý Hường |

Nếu như mấy chục năm trước người phụ nữ nào can đảm có con mà chưa có chồng thì là chuyện động trời, xã hội và gia đình không chấp nhận. Người phụ nữ ấy phải tìm cách để trốn chạy khỏi những đàm tiếu của dư luận bằng cách bỏ xứ đi xa hoặc cam chịu sống cuộc đời lầm lũi, khép kín. Theo thời gian, xã hội cởi mở hơn, dư luận cũng không còn khắt khe với những người phụ nữ có con mà không có chồng và việc làm mẹ đơn thân giờ không còn phải là chuyện hiếm. Thậm chí, không ít người còn cổ vũ cho việc phụ nữ dám sống cuộc sống cho chính mình mà không cần lệ thuộc vào đàn ông.

Đóng BHXH bằng tiền lương cao hơn giám đốc, có được hưởng chế độ thai sản?

NAM DƯƠNG |

Công nhân do tôi quản lý cười to trong xưởng, công ty sa thải tôi có đúng? Tôi đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, nhưng công ty không làm thủ tục cho hưởng thì phải làm sao? Công ty quy định tài xế chạy taxi không đủ tiền lương tối thiểu vùng thì phải tự đóng 100% BHXH và kinh phí CĐ đúng không? Trên đây là một số câu hỏi chính bạn đọc gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhờ tư vấn trong tuần qua. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Con sinh ra trong thời gian ly thân mang họ của ai?

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Nhiều cặp vợ chồng trong quá trình chung sống xảy ra mâu thuẫn khiến cho cuộc sống trở nên ngột ngạt và bí bách. Do cả hai đều không muốn sống cùng nữa, nên trước khi ly hôn, nhiều cặp đã thỏa thuận sống ly thân, mạnh ai nấy ở. Hai bên được tự do sống riêng và làm những điều mà họ yêu thích, kể cả quan hệ với người khác phái mà bên kia không được có ý kiến hay cấm cản. Thực tế, nhiều cặp trong thời gian sống ly thân đã có những quan hệ khác sâu đậm khiến cho mọi việc trở nên phức tạp hơn.

Nghỉ việc, có phải đền bù tiền cho công ty đã đóng BHXH?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến cách chấm dứt HĐLĐ và quyền, nghĩa vụ của NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.