Khi nào được nghỉ hưu sớm?

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về điều kiện nghỉ hưu trước tuổi, điều kiện hưởng chế độ thai sản, thời gian bắt đầu nghỉ thai sản… Báo Lao Động trích đăng một số câu hỏi chính và trả lời.

Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi thế nào?

Bạn đọc có email phidaixxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi sinh năm 1961, đóng BHXH đến 1.2019 là 19 năm 1 tháng. Do suy giảm khả năng lao động  không tiếp tục làm việc được nữa, tôi định xin nghỉ việc, để đi giám định sức khỏe. Nếu suy giảm 61% khả năng lao động thì tôi đóng BHXH 11 tháng nữa để đủ 20 năm  BHXH  và nghỉ hưu trước tuổi được không? Hoặc suy giảm dưới 61% khả năng lao động thì tôi xin nộp 11 tháng BHXH nữa và chờ đủ tuổi để nghi hưu được không? 

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 55 Luật BHXH 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau: 1. NLĐ quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 điều 2 của luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1 điều 54 của luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế ban hành.

Như vậy, để được nghỉ hưu sớm, bạn cần đáp ứng 3 điều kiện về độ tuổi, số năm đóng BHXH tối thiều 20 năm và mức suy giảm khả năng lao động từ 61% hoặc 81% trở lên tùy trường hợp. Vế độ tuổi bạn đã đủ, nếu bạn suy giảm khẳ năng lao động 61% trở lên thì còn thiếu số năm đóng BHXH bắt buộc chưa đủ 20 năm. Do đó, bạn cần đóng  BHXH cho đủ 20 năm, sau đó giám định sức khỏe, nếu suy giảm từ 61% trở lên thì được nghỉ hưu sớm. Xin lưu ý, cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi, bạn bị trừ 2% lương hưu.

Bắt đầu tính thời gian nghỉ thai sản từ lúc nào?

Bạn đọc có email bichthuanxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi:  Chị A sinh con ngày 3.12.2018. Chị A muốn xin nghỉ phép từ ngày 3 - 12.12.2018, sau đó nghỉ chế độ thai sản từ ngày 13.12.2018 – 13.6.2019, như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật không hay bắt buộc phải tính nghỉ chế độ thai sản từ 3.12.2018 – 3.6.2019 và không được tính nghỉ phép năm 2018 nữa?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Khoản 1, 2, Luật BHXH 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau: 1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. 2. Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau: a) 5 ngày làm việc; b) 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc; d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Như vậy, thời điểm bắt đầu tính hưởng chế độ thai sản là thời điểm sinh con. Do chị A sinh con từ 3.12.2018, do đó thời điểm để tính hưởng chế độ thai sản của chị A là ngày 3.12.2018. Do đó, chị A không thể xin nghỉ phép từ 3.12.2018 đến 12.12.2018 rồi mới bắt đầu nghỉ hưởng chế độ thai sản. Việc chị A có được nghỉ phép năm 2018 trong năm 2019 nữa hay không còn phụ thuộc nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể của công ty.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Bạn đọc có email lehangxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi:  Tôi tham gia BHXH vào tháng 7.2017, do sức khỏe yếu nên tôi sẽ chấm dứt HĐLĐ vào tháng 1.2019. Hiện tôi đang mang thai được 3 tháng, dự kiến sẽ sinh con vào tháng 7.2019. Tôi có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản không? 

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 31 Luật BHXH 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau: 1. NLĐ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Lao động nữ mang thai; b) Lao động nữ sinh con; c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; d) NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi; đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản; e) Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con. 2. NLĐ quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 điều này phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 3. NLĐ quy định tại điểm b khoản 1 điều này đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. 4. NLĐ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này mà chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 điều 39 của luật này. Do bạn dự sinh tháng 7.2019, tính ngược lại 12 tháng là tháng 8.2018. Nếu bạn đóng BHXH từ tháng 8.2018 đến 1.2019 đủ 6 tháng, hoặc đủ 3 tháng (nếu phải nghỉ theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền) thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.  

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Cẩn trọng khi khởi kiện

LS Nguyễn Thị Thúy Hường |

Trong cuộc sống, có những mâu thuẫn có thể hoá giải được nhanh chóng nhờ các bên đều có thiện chí để hoà giải. Tuy nhiên cũng có những mâu thuẫn không thể hoà giải được và các bên đành phải nhờ đến toà án phân định ai đúng, ai sai. Tâm lý thông thường của người muốn khởi kiện là đưa ra yêu cầu với người bị kiện càng nhiều càng tốt để giảm bớt sự bực tức và cơn giận dữ của mình. Nhưng khi luật sư đề nghị họ cung cấp chứng cứ cho yêu cầu của mình thì họ lại lúng túng, bối rối không biết bắt đầu từ đâu để tìm kiếm chứng cứ.

Có thẻ BHYT, khám bệnh ở đâu cũng được thanh toán chi phí

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản và thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT… Báo Lao Động trích đăng một số câu hỏi chính và trả lời.

Ai được hưởng thừa kế của cha mẹ ruột?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Khi còn nhỏ anh An được cha mẹ cho làm con nuôi của vợ chồng em gái ruột không có con. Người mẹ nuôi của anh An cũng chính là dì ruột của anh. Do mối quan hệ ruột thịt như vậy nên hai gia đình rất thân thiết nhau. Vợ chồng người dì sau khi nhận anh An làm con nuôi đã đổi giấy khai sinh, đề tên họ làm cha mẹ của anh An trên giấy khai sinh. Dù đã cho anh An làm con nuôi, nhưng cha mẹ ruột vẫn thường xuyên đến thăm và chăm sóc anh. Anh An vẫn gọi cả 4 người là cha mẹ.

Nợ nào phải chia khi ly hôn?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ông T và bà H sống chung với nhau đã 32 năm và có 5 người con, người con gái đầu đã chết, còn lại 3 gái, một trai. Quá trình chung sống phát sinh nhiều mâu thuẫn, phần lớn do bà H chê ông T cuộc đời chỉ gắn liền với việc làm nông, trong khi bà khá lanh lẹ, thích đi đây đi đó và kết giao với nhiều người.

Cẩn trọng khi khởi kiện

LS Nguyễn Thị Thúy Hường |

Trong cuộc sống, có những mâu thuẫn có thể hoá giải được nhanh chóng nhờ các bên đều có thiện chí để hoà giải. Tuy nhiên cũng có những mâu thuẫn không thể hoà giải được và các bên đành phải nhờ đến toà án phân định ai đúng, ai sai. Tâm lý thông thường của người muốn khởi kiện là đưa ra yêu cầu với người bị kiện càng nhiều càng tốt để giảm bớt sự bực tức và cơn giận dữ của mình. Nhưng khi luật sư đề nghị họ cung cấp chứng cứ cho yêu cầu của mình thì họ lại lúng túng, bối rối không biết bắt đầu từ đâu để tìm kiếm chứng cứ.

Có thẻ BHYT, khám bệnh ở đâu cũng được thanh toán chi phí

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản và thủ tục khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT… Báo Lao Động trích đăng một số câu hỏi chính và trả lời.

Ai được hưởng thừa kế của cha mẹ ruột?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Khi còn nhỏ anh An được cha mẹ cho làm con nuôi của vợ chồng em gái ruột không có con. Người mẹ nuôi của anh An cũng chính là dì ruột của anh. Do mối quan hệ ruột thịt như vậy nên hai gia đình rất thân thiết nhau. Vợ chồng người dì sau khi nhận anh An làm con nuôi đã đổi giấy khai sinh, đề tên họ làm cha mẹ của anh An trên giấy khai sinh. Dù đã cho anh An làm con nuôi, nhưng cha mẹ ruột vẫn thường xuyên đến thăm và chăm sóc anh. Anh An vẫn gọi cả 4 người là cha mẹ.

Nợ nào phải chia khi ly hôn?

Nguyễn Thị Thúy Hường |

Ông T và bà H sống chung với nhau đã 32 năm và có 5 người con, người con gái đầu đã chết, còn lại 3 gái, một trai. Quá trình chung sống phát sinh nhiều mâu thuẫn, phần lớn do bà H chê ông T cuộc đời chỉ gắn liền với việc làm nông, trong khi bà khá lanh lẹ, thích đi đây đi đó và kết giao với nhiều người.