Không được đóng đủ BHXH, phải làm sao?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi của NLĐ liên quan đến điều kiện hưởng BHYT, thỏa thuận trong HĐLĐ. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ Cơ quan BHXH TPHCM và Văn phòng TVPL của báo.

Chưa được hưởng BHYT

Bạn đọc có email dntnvanxxx@yahoo.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi đã nghỉ hưu tại TP Biên Hòa tỉnh Ðồng Nai có đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Ða khoa Ðồng Nai. Hiện tại Bệnh viện Ða khoa Ðồng Nai không có khoa điều trị tiêm mỡ tự thân vào dây thanh để điều trị liệt dây thanh. Tôi muốn đi đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định ở TPHCM để chữa bệnh, BHYT sẽ thanh toán cho tôi bao nhiêu %.?

Cơ quan BHXH TPHCM trả lời: Dịch vụ kỹ thuật tiêm mỡ tự thân vào dây thanh để điều trị một số bệnh lý của dây thanh tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định là đề tài đang nghiên cứu, chưa có trong danh mục dịch vụ kỹ thuật được hưởng BHYT. Do đó người tham gia BHYT chưa được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh BHYT khi sử dụng dịch vụ kỹ thuật này.

Điều kiện hưởng BHYT khi thất nghiệp

Bạn đọc có email caoanhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi nghỉ việc tại công ty vào ngày 1.8.2018 đến ngày 4.9 thì em bắt đầu làm bảo hiểm thất nghiệp, giấy hẹn trả kết quả là 4.10. Nhưng 11.9 tôi bị bệnh phải đi khám, chữa bệnh, vậy tôi có được cơ quan BHXH trả tiền BHYT khi nằm viện không?

Cơ quan BHXH TPHCM trả lời: Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời gian thẻ BHYT thất nghiệp có giá trị sử dụng đựơc căn cứ trên ngày giám đốc Sở LĐTB&XH tỉnh/thành phố ký quyết định hưởng trợ cấp BHYT thất nghiệp cho NLĐ. Trường hợp của bạn, nếu điều trị bệnh trong thời gian thẻ BHYT thuộc đối tượng thất nghiệp có giá trị sử dụng thì sẽ được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT.

Thẻ BHYT hết hạn, phải làm sao?

Bạn đọc có email thaophungxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tháng 7.2017, tôi ký HĐLĐ một năm với Cty cổ phần V ở quận 12, TPHCM, hàng tháng vần bị trừ tiền đóng BHXH. Hiện tại tôi đang có thai khoảng 6 tuần rưỡi và đi khám bệnh theo thẻ BHYT công ty cấp. Trên thẻ BHYT có ghi giá tri sử dụng từ 1.1.2018 và không có thời hạn kết thúc, nhưng bệnh viện kiểm tra thì cho biết thẻ chỉ có giá trị sử dụng từ 1.1.2018 đến 19.4.2018 đã hết hạn. Tôi hỏi về thẻ BHYT không sử dụng được, thì nhân viên văn phòng nói là đang kiểm tra, đang đợi BHXH trả lời, nhưng đã nhiều ngày rồi vẫn không giải đáp thắc mắc của tôi. Tôi phải làm sao để có thể hưởng chế độ thai sản đúng luật?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Theo quy định tại điều 31 Luật BHXH 2014 thì để được hưởng chế độ thai sản, NLĐ phải đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Theo thông tin bạn cung cấp, có khả năng công ty của bạn không đóng BHXH cho bạn kể từ 20.4.2018. Do đó thẻ BHYT của bạn không có giá trị sử dụng kể từ 20.4.2018. Bạn có thể làm đơn đề nghị cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH cung cấp thông tin về thời gian đã tham gia BHXH của bạn theo quy định tại khoản 7, điều 18 Luật BHXH 2014.

Căn cứ vào thông tin của cơ quan BHXH, bạn có thể biết chính xác công ty của bạn đã tham gia BHXH cho bạn đến đâu. Nếu công ty đóng thiếu BHXH cho bạn, bạn làm đơn yêu cầu công ty phải đóng BHXH cho bạn đầy đủ theo quá trình làm việc tại công ty. Trường hợp công ty không đóng, bạn có thể làm đơn phản ánh vụ việc đến Phòng LĐTB&XH hoặc LĐLĐ quận 12 nhờ can thiệp bảo vệ quyền lợi hay khởi kiện công ty ra TAND quận 12 yêu cầu toà án tuyên buộc công ty phải đóng BHXH đầy đủ cho bạn để khi bạn sinh con mới được hưởng chế độ thai sản như quy định đã trích dẫn.

Thoả thuận trái pháp luật thì không có giá trị

Bạn đọc có email tnvinhxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Ngày 29.8.2018, tôi có ký HĐLĐ xác định thời hạn 3 năm làm việc tại một trung tâm ngoại ngữ. Nay tôi hiện muốn làm việc khác do môi trường và các khoản phí phải đóng khi làm mà không đề cập trong hợp đồng (sinh nhật chủ tịch, sự kiện liên trường...). Trong HĐLĐ có một điều khoản là: “Trong trường hợp bên B nghỉ việc với bất kì lý do gì kể cả vi phạm nội quy bị xử lý kỷ luật sa thải, bên B đồng ý bồi thường cho bên A số tiền tương đương với thời gian chưa phục vụ theo mức tiền tại thời điểm ký kết”. Vậy làm thế nào để tôi có thể chấm dứt HĐLĐ để không bị bồi thường như trong hợp đồng?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Điều 37 BLLĐ 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ như sau:

1. NLĐ làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn trong những trường hợp sau đây: a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ; b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐLĐ; c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện HĐLĐ; đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước; e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền; g) NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại khoản 1 điều này, NLĐ phải báo cho NSDLĐ biết trước: a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này; b) Ít nhất 30 ngày nếu là HĐLĐ xác định thời hạn; ít nhất 3 ngày làm việc nếu là HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 điều này; c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 điều này thời hạn báo trước cho NSDLĐ được thực hiện theo thời hạn quy định tại điều 156 của bộ luật này.

Nếu bạn chấm dứt HĐLĐ theo quy định trên là chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật thì không phải bồi thường gì cho NSDLĐ. Nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật (không đúng quy định trên), thì bạn phải bồi thường cho NSDLĐ ½ tháng lương theo HĐLĐ cộng với khoản tiền tương đương số ngày vi phạm báo trước, chứ không phải bồi thường hết thời gian còn lại của HĐLĐ như bạn và công ty đã ký kết. Thoả thuận của hai bên là trái luật và sẽ không có giá trị.

NAM DƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Chồng có được nhận con nuôi khi vợ không đồng ý?

TS-LS NGUYỄNTHỊ THÚY HƯỜNG |

Anh N và chị S kết hôn với nhau đã nhiều năm nhưng khó có con. Anh chị chạy chữa mãi và cuối cùng cũng sinh được một con gái xinh xắn, đáng yêu. Cả gia đình rất ấm êm và hạnh phúc.

Suy giảm 81% khả năng lao động vẫn chưa được hưởng lương hưu

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, đóng BHXH tự nguyện, cách làm lại sổ BHXH bị mất. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ cơ quan BHXH TPHCM.

Tưởng là vợ hóa ra là người dưng

TS-LS NGUYỄN THỊ THUÝ HƯỜNG |

Ông B chung sống với bà N từ năm 1993, có làm đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn và có hai con, một gái 23 tuổi, một trai 20 tuổi. Hai bên gia đình và lối xóm đều xem ông B và bà N là vợ chồng. Ông B kinh doanh tự do, còn bà N ở nhà nội trợ, chăm lo gia đình. Nhà cửa, tài sản được tạo lập ra đều mang tên ông B.

Cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo thế nào?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về phụ cấp thâm niên của nhà giáo, các chế độ liên quan đến thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ Cơ quan BHXH TPHCM và Văn phòng TVPL của báo.

Chồng có được nhận con nuôi khi vợ không đồng ý?

TS-LS NGUYỄNTHỊ THÚY HƯỜNG |

Anh N và chị S kết hôn với nhau đã nhiều năm nhưng khó có con. Anh chị chạy chữa mãi và cuối cùng cũng sinh được một con gái xinh xắn, đáng yêu. Cả gia đình rất ấm êm và hạnh phúc.

Suy giảm 81% khả năng lao động vẫn chưa được hưởng lương hưu

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng, đóng BHXH tự nguyện, cách làm lại sổ BHXH bị mất. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ cơ quan BHXH TPHCM.

Tưởng là vợ hóa ra là người dưng

TS-LS NGUYỄN THỊ THUÝ HƯỜNG |

Ông B chung sống với bà N từ năm 1993, có làm đám cưới nhưng không đăng ký kết hôn và có hai con, một gái 23 tuổi, một trai 20 tuổi. Hai bên gia đình và lối xóm đều xem ông B và bà N là vợ chồng. Ông B kinh doanh tự do, còn bà N ở nhà nội trợ, chăm lo gia đình. Nhà cửa, tài sản được tạo lập ra đều mang tên ông B.

Cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo thế nào?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về phụ cấp thâm niên của nhà giáo, các chế độ liên quan đến thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời từ Cơ quan BHXH TPHCM và Văn phòng TVPL của báo.