Những hiểu lầm đáng tiếc

ĐỨC LONG |

“Cơ quan chúng tôi là một đơn vị nhà nước đã tự chủ. Đơn vị chúng tôi muốn mua bảo hiểm nhân thọ ở ngoài và không muốn tham gia bảo hiểm xã hội có được không?”. Trên đây là nội dung chính của câu hỏi mà bạn đọc có email anhntxxx@gmail.com gửi đến Văn phòng Tư vấn pháp luật báo Lao Động để nhờ tư vấn. Đáng nói, đây không phải là lần đầu chúng tôi nhận được câu hỏi thế này.

Bảo hiểm nhân thọ khác BHXH bắt buộc

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: a) Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động. Tuy nhiên, từ 1.1.2018, thì người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng cũng thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

Luật sư Trần Phi Đại, Đoàn Luật sư TPHCM, giải thích: Khoản 2, điều 3, Luật BHXH 2014 định nghĩa: BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà NLĐ và NSDLĐ phải tham gia. Còn bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm mang ý nghĩa kinh tế – xã hội sâu sắc. Trong đó, người tham gia bảo hiểm sẽ đóng những khoản phí định kì trong một thời gian thỏa thuận trước (thông thường tính theo 5 năm, 10 năm hay 15 năm) vào một quỹ do công ty bảo hiểm quản lí và công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả một khoản tiền như đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi kết thúc thời hạn bảo hiểm hoặc khi có sự kiện rủi ro xảy ra với người được bảo hiểm. Bảo hiểm nhân thọ được hiểu như một sự đảm bảo, bảo vệ tài chính, một hình thức tiết kiệm và mang tính chất tương hỗ trên tinh thần tự nguyện, chứ không có việc bắt buộc tham gia. Do đó đây là hai loại hình bảo hiểm khác nhau về bản chất, không thể thay thế cho nhau được.

Luật sư Trần Phi Đại cũng kể lại câu chuyện, có lần một doanh nghiệp nhờ tư vấn với nội dung không tham gia BHXH bắt buộc với lý do NLĐ không muốn tham gia và hai bên lập biên bản thoả thuận về việc NLĐ không đồng ý tham gia BHXH bắt buộc. Khi luật sư Đại giải thích đây là loại hình BHXH bắt buộc khi NLĐ đủ điều kiện thì cả NSDLĐ và NLĐ đều phải tham gia theo tỉ lệ quy định, thì chủ doanh nghiệp kia lý luận: Lao động là thuộc vấn đề dân sự. Mà đã là dân sự thì pháp luật phải tôn trọng ý chí của hai bên, thông qua sự thoả thuận và không được quyền can thiệp vào. Có nghĩa là, NSDLĐ và NLĐ được quyền thoả thuận không tham gia BHXH bắt buộc. Luật sư Đại phân tích: “Quan niệm như trên là không đúng. Đúng là pháp luật lao động là lĩnh vực thuộc dân sự, nhưng lại có đặc thù riêng, nên không chấp nhận tuyệt đối sự thoả thuận giữa hai bên. Nói nôm na, pháp luật về lao động như một “tấm lưới chặn, ngăn không cho NLĐ rơi thẳng xuống đất khi hữu sự”. Những quy định về tiền lương tối thiểu vùng, hay BHXH bắt buộc, BHTN… là những minh chứng rõ nét cho việc này”.

Phải có cả hai điều kiện cần và đủ

Một vấn đề mà thường doanh nghiệp cũng hay hiểu lầm đó là quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Có không ít lần, chúng tôi nhận được câu hỏi tư vấn từ những nhân viên nhân sự hay kể cả chủ doanh nghiệp, như: Muốn cho NLĐ nghỉ việc chỉ cần báo trước 30 ngày hoặc 45 ngày (tuỳ trường hợp có HĐLĐ xác định hay không xác định thời hạn) được không? Điều 38 BLLĐ 2012 đã quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ như sau: 1. NSD có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong những trường hợp sau đây: a) NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ; b) NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn, đã điều trị 6 tháng liên tục, đối với NLĐ làm theo HĐLĐ xác định thời hạn và quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của NLĐ bình phục, thì NLĐ được xem xét để tiếp tục giao kết HĐLĐ; c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc; d) NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại điều 33 của bộ luật này. 2. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ NSDLĐ phải báo cho NLĐ biết trước: a) Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn; b) Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn; c) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b, khoản 1 điều này và đối với HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Như vậy, thời hạn báo trước chỉ là điều kiện đủ. Còn điều kiện cần là NLĐ phải rơi vào các trường hợp theo quy định tại khoản 1, điều 38 BLLĐ. Chỉ khi hội đủ hai điều kiện này thì NSDLĐ mới đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật với NLĐ. Đó là chưa kể, trong một số trường hợp thì NSDLĐ không được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ, dù đã hội đủ hai điều kiện. Đó là khi NLĐ đang ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1, điều 38 của bộ luật này; đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được NSDLĐ đồng ý; Lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp NSDLĐ là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động –PV); NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH.

“Pháp luật về lao động đã quy định khá rõ về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không tìm hiểu kỹ và có hành xử không đúng, dẫn đến hậu quả khá nặng nề, ảnh hưởng đến quan hệ lao động”, luật sư Đại nhận xét.

ĐỨC LONG
TIN LIÊN QUAN

Chỉ tham gia bảo hiểm y tế mà không đóng BHXH được không?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về bảo hiểm y tế (BHYT) và chế độ thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Bị phạt tù có được hưởng lương hưu?

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi liên quan đến quyền lợi của NLĐ về lương hưu khi bị phạt tù, khi mua đất chung với người đã có gia đình. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn được không?

Nam Dương |

Trong tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi liên quan đến các quy định về Luật Hôn nhân và Gia đình về thỏa thuận tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn; quyền nhận con khi nhờ mang thai hộ... Báo Lao Động trích đăng câu hỏi chính và trả lời.

Đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu để hưởng lương hưu?

Nam Dương |

Công ty không bố trí được việc, NLĐ hưởng lương thế nào? Phải đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu tiền để được hưởng lương hưu hàng tháng? Công ty yêu cầu phải cam kết “làm việc đàng hoàng” trong thời gian chờ nghỉ việc có đúng? Trên đây là một số câu hỏi chính, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được tuần qua. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Chỉ tham gia bảo hiểm y tế mà không đóng BHXH được không?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về bảo hiểm y tế (BHYT) và chế độ thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Bị phạt tù có được hưởng lương hưu?

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi liên quan đến quyền lợi của NLĐ về lương hưu khi bị phạt tù, khi mua đất chung với người đã có gia đình. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn được không?

Nam Dương |

Trong tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi liên quan đến các quy định về Luật Hôn nhân và Gia đình về thỏa thuận tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn; quyền nhận con khi nhờ mang thai hộ... Báo Lao Động trích đăng câu hỏi chính và trả lời.

Đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu để hưởng lương hưu?

Nam Dương |

Công ty không bố trí được việc, NLĐ hưởng lương thế nào? Phải đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu tiền để được hưởng lương hưu hàng tháng? Công ty yêu cầu phải cam kết “làm việc đàng hoàng” trong thời gian chờ nghỉ việc có đúng? Trên đây là một số câu hỏi chính, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được tuần qua. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.