Tin bạn, mất quyền cổ đông

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Ngày nay, việc những người bạn cùng hùn hạp làm ăn khá phổ biến, nhưng không phải việc hợp tác nào cũng thuận buồm xuôi gió. Chính vì là bạn bè, nên họ ít đòi hỏi phải có đầy đủ thủ tục, báo cáo, và chỉ đến khi có mâu thuẫn, tranh chấp thì mới giật mình do quá tin tưởng nên quyền lợi bị ảnh hưởng.

Tự ý giảm tỉ lệ sở hữu vốn của bạn

Anh A vốn có khiếu kinh doanh và có tầm nhìn rộng, nên được bạn bè đánh giá cao và tin tưởng khi anh đề nghị một số bạn bè cùng nhau hùn vốn để thành lập Công ty cổ phần X, chuyên về bất động sản. Trong số hơn chục người hùn vốn, có 3 người là bạn của anh A và anh N, anh T và anh S, mỗi người 15% vốn. Do là bạn thân đồng thời đều bận rộn với công việc riêng của mình, nên họ không can thiệp vào việc điều hành kinh doanh của công ty. Hơn 5 năm sau, do gặp khó khăn nên anh N đề nghị rút vốn ra khỏi công ty và “tá hỏa” khi phát hiện tỷ lệ góp vốn của mình đã giảm từ 15% xuống còn 8%.

Trường hợp của anh T và anh S tỷ lệ sụt giảm cũng tương tự. Với tình huống này, anh A đã tiến hành tăng vốn của công ty lên, mời gọi thêm các cổ đông mới tham gia mà không hề thông báo cho ba người bạn của mình, đồng thời anh A cũng từ chối cho anh N rút vốn. Quá bất bình trước sự vô lý của anh A, anh N thông báo cho anh T và S biết. Khi tiếp xúc với 3 người bạn, anh A vẫn cho rằng mình đã làm đúng và lý giải rằng do giữ vị trí Chủ tịch HĐQT nên có quyền quyết định, còn 3 anh N, T, S chỉ là cổ đông bình thường nên không có quyền gì. Không chấp nhận trước cách lý giải của anh A, anh N đã nhờ luật sư tư vấn và thông tin thêm là Công ty cổ phần X chưa họp ĐHĐCĐ lần nào, dù công ty đã thành lập hơn 5 năm nay.

Việc Công ty cổ phần X, nơi anh N góp vốn làm cổ đông, không tổ chức họp ĐHĐCĐ dù đã thành lập hơn 5 năm nay là không đúng theo quy định của pháp luật. Khoản 1, 2, điều 136 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: ĐHĐCĐ họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, ĐHĐCĐ có thể họp bất thường. Địa điểm họp ĐHĐCĐ phải ở trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp cuộc họp ĐHĐCĐ được tổ chức đồng thời ở nhiều địa điểm khác nhau thì địa điểm họp ĐHĐCĐ được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp. 2. ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Theo đề nghị của HĐQT, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Do đó, việc Công ty Cổ phần X không tổ chức họp ĐHĐCĐ, không mời các cổ đông tham dự họp ĐHĐCĐ và Chủ tịch HĐQT tự ý quyết định các vấn đề của công ty là vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật và có thể sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP. Theo đó, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không tiến hành họp ĐHĐCĐ thường niên trong thời hạn quy định.

Có thể huỷ nghị quyết ĐHĐCĐ

Khoản 1, điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về quyền cổ đông như sau: Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây: Tham dự và phát biểu trong các ĐHĐCĐ và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết. Thế nhưng, như đã nêu trên, từ khi thành lập, Công ty Cổ phần X không tổ chức họp bất cứ ĐHĐCĐ nào. Việc làm này của công ty thuộc các hành vi bị nghiêm cấm theo khoản 2, điều 17 Luật Doanh nghiệp 2014: Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của luật này và điều lệ công ty.

Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, các anh N, T và S có quyền yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định tại điểm c, khoản 2, điều 114 và điểm a, khoản 3, điều 114 Luật doanh nghiệp như sau: Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty có các quyền sau đây: c) Yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ trong trường hợp quy định tại khoản 3 điều này; 3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 điều này có quyền yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ trong các trường hợp sau đây: a) HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của người quản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao.

Sau khi các cổ đông yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ trong thời gian hạn hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu triệu tập thì HĐQT của Công ty Cổ phẩn X phải triệu tập họp ĐHĐCĐ, nếu HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ thì Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty. Trường hợp HĐQT không triệu tập họp ĐHĐCĐ theo yêu cầu thì ĐHĐCĐ sẽ được Ban Kiểm soát triệu tập theo quy định tại khoản 5, khoản 6, điều 136 Luật doanh nghiệp 2014. Và khi Ban kiểm soát không triệu tập họp ĐHĐCĐ thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty có các quyền đại diện công ty triệu tập họp ĐHĐCĐ.

Ngoài ra, trường hợp Công ty cổ phần X đã tự ý thông qua Nghị quyết của ĐHĐCĐ mà không có sự tham dự và lấy ý kiến của các anh N, T và S thì những cổ đông này có quyền yêu cầu tòa án hoặc trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết này theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 và tiến hành yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ theo đúng các quy định nói trên.

Như vậy, các anh N, T và S có thể thực hiện một số bước để đòi lại quyền lợi cho mình. Nhưng lẽ ra khi các anh N, T và S quyết định góp vốn để trở thành cổ đông của Công ty cổ phần X thì nên tham khảo quyền và nghĩa vụ của cổ đông, chứ không phải đợi hơn 5 năm sau mới phát hiện ra quyền lợi của mình bị xâm phạm quá nhiều. Dù là bạn bè thân tình, nhưng khi làm ăn chung thì cần giữ sự minh bạch, công khai để tránh không những tiền bạc mất mà tình bạn cũng không còn.

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Bị vu khống giết người, phải làm sao?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về việc bị vu khống; có phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho khoản tiền BHXH được trả vào lương, tranh chấp tài sản khi không đăng ký kết hôn... Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Một chuyện tình buồn

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Người phụ nữ khoảng 30 tuổi dáng người mảnh mai, gương mặt xinh xắn dịu dàng nhưng đôi mắt thì buồn thăm thẳm. Trò chuyện với tôi về cuộc hôn nhân không hạnh phúc, mỗi khi nhắc đến chồng, nước mắt chị lại tuôn rơi cho số phận kém may mắn của mình. Khi còn trẻ, chẳng bao giờ chị nghĩ sau khi lập gia đình cuộc đời mình lại khổ đến thế, thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ cả thể xác và tinh thần.

Giáo viên nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè, giải quyết chế độ thế nào?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về chế độ thai sản của giáo viên khi trùng thời gian nghỉ hè, cách tính chế độ khi đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần, hồ sơ nhận BHXH một lần. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Mẹ đơn thân có quyền phủ nhận cha đứa trẻ?

LS Nguyễn Thị Thuý Hường |

Nếu như mấy chục năm trước người phụ nữ nào can đảm có con mà chưa có chồng thì là chuyện động trời, xã hội và gia đình không chấp nhận. Người phụ nữ ấy phải tìm cách để trốn chạy khỏi những đàm tiếu của dư luận bằng cách bỏ xứ đi xa hoặc cam chịu sống cuộc đời lầm lũi, khép kín. Theo thời gian, xã hội cởi mở hơn, dư luận cũng không còn khắt khe với những người phụ nữ có con mà không có chồng và việc làm mẹ đơn thân giờ không còn phải là chuyện hiếm. Thậm chí, không ít người còn cổ vũ cho việc phụ nữ dám sống cuộc sống cho chính mình mà không cần lệ thuộc vào đàn ông.

Bị vu khống giết người, phải làm sao?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về việc bị vu khống; có phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho khoản tiền BHXH được trả vào lương, tranh chấp tài sản khi không đăng ký kết hôn... Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Một chuyện tình buồn

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Người phụ nữ khoảng 30 tuổi dáng người mảnh mai, gương mặt xinh xắn dịu dàng nhưng đôi mắt thì buồn thăm thẳm. Trò chuyện với tôi về cuộc hôn nhân không hạnh phúc, mỗi khi nhắc đến chồng, nước mắt chị lại tuôn rơi cho số phận kém may mắn của mình. Khi còn trẻ, chẳng bao giờ chị nghĩ sau khi lập gia đình cuộc đời mình lại khổ đến thế, thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ cả thể xác và tinh thần.

Giáo viên nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ hè, giải quyết chế độ thế nào?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về chế độ thai sản của giáo viên khi trùng thời gian nghỉ hè, cách tính chế độ khi đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần, hồ sơ nhận BHXH một lần. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Mẹ đơn thân có quyền phủ nhận cha đứa trẻ?

LS Nguyễn Thị Thuý Hường |

Nếu như mấy chục năm trước người phụ nữ nào can đảm có con mà chưa có chồng thì là chuyện động trời, xã hội và gia đình không chấp nhận. Người phụ nữ ấy phải tìm cách để trốn chạy khỏi những đàm tiếu của dư luận bằng cách bỏ xứ đi xa hoặc cam chịu sống cuộc đời lầm lũi, khép kín. Theo thời gian, xã hội cởi mở hơn, dư luận cũng không còn khắt khe với những người phụ nữ có con mà không có chồng và việc làm mẹ đơn thân giờ không còn phải là chuyện hiếm. Thậm chí, không ít người còn cổ vũ cho việc phụ nữ dám sống cuộc sống cho chính mình mà không cần lệ thuộc vào đàn ông.