Vợ thay chồng đi khởi kiện được không?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về việc cấp lại sổ BHXH, và uỷ quyền để khởi kiện đòi trợ cấp thôi việc. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Bị công ty cũ giữ sổ BHXH, khai mất để được cấp lại được không?

Bạn đọc có email daovannangxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi nghỉ việc không có đơn xin thôi việc tại công ty. Hiện nay tôi qua công ty khác làm phải đóng BHXH. Tôi liên hệ với công ty cũ thì công ty bảo phải đóng tiền phạt vi phạm HĐLĐ thì mới cho nhận lại sổ BHXH. Bây giờ tôi lên cơ quan BHXH xin cấp lại sổ BHXH khác với lý do bị mất sổ BHXH được không?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời: Do bạn xác nhận nghỉ việc mà không có đơn xin thôi việc, có nghĩa là bạn đã chấm dứt HĐLĐ trái luật. Điều 43 BLLĐ 2012 quy định về nghĩa vụ của NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật như sau: 1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ. 2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho NSDLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước. 3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ theo quy định tại điều 62 của bộ luật này.

Như vậy, bạn phải trả cho công ty 1,5 hoặc 2 tháng lương theo HĐLĐ tuỳ thuộc HĐLĐ của bạn là xác định hay không xác định thời hạn. Do đó, việc công ty yêu cầu bạn phải bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật rồi mới trả sổ BHXH cho bạn là có cơ sở, dựa trên nguyên tắc hai bên phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên khi NLĐ nghỉ việc theo quy định tại khoản 2, điều 47 BLLĐ 2012. Việc bạn đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ cho bạn với lý do bị mất sổ BHXH là không nên, vì đây không phải là lý do thật sự của việc bạn không có sổ BHXH. Ngoài ra, khi trao sổ BHXH cho công ty cũ, cơ quan BHXH có thể đã yêu cầu công ty phải ký nhận sổ BHXH của bạn và có thể kiểm tra trước khi cấp lại sổ mới. Bạn nên trung thực và trả tiền bồi thường cho công ty để được nhận lại sổ BHXH.

Hai quan điểm về việc viết đơn khởi kiện

Bạn đọc có email syhaxxx@yahoo.com.vn gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Tôi là công nhân lao động làm cho một công ty ở Tây Nguyên. Vừa qua tôi có chấm dứt HĐLĐ với công ty, nhưng khi thanh toán chế độ trợ cấp thôi việc thì NSDLĐ đã không tính đúng cho tôi theo quy định của pháp luật. Nay tôi phải đi làm xa thì vợ tôi có thể thay tôi đi khởi kiện việc giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho tôi được không? Nếu được thì cần các thủ tục gì?

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Điều 186 BLTTDS 2015 về quyền khởi kiện quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình".

Theo quy định tại điểm a và b, khoản 2, điều 189 BLTTDS 2015 về việc làm đơn khởi kiện của cá nhân thì: “a) Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ; b) Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;”.

Từ các quy định trên, dẫn đến có hai quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, người có quyền và lợi ích bị xâm hại có thể ủy quyền cho người khác khởi kiện và tham gia tố tụng từ giai đoạn làm đơn khởi kiện để nộp cho tòa án. Quan điểm thứ hai cho rằng, với người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì phải trực tiếp ký hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện vì đây là quyền nhân thân của người khởi kiện, không thể uỷ quyền cho người khác. Người được ủy quyền tham gia tố tụng chỉ được thực hiện việc uỷ quyền sau khi khởi kiện và tòa án đã thụ lý vụ án. Đồng thời, chỉ những người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ mới ký hoặc điểm chỉ đơn khởi kiện vụ án. Từ những quan điểm này, dẫn tới thực tế có toà án chấp nhận cho người được uỷ quyền viết và nộp đơn khởi kiện và có những toà án lại yêu cầu người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại phải trực tiếp viết đơn gửi toà án rồi người được uỷ quyền mới thực hiện các giai đoạn tố tụng còn lại.

Ngoài ra, khoản 4 Điều 85 của BLTTDS 2015 cũng quy định: “Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự”. Do đó, quan điểm của chúng tôi là bạn có thể làm giấy uỷ quyền cho vợ bạn khởi kiện công ty về việc không trả đủ trợ cấp thôi việc và vợ bạn có thể thực hiện việc uỷ quyền này ngay từ khâu viết đơn khởi kiện nộp cho toà án. Trong trường hợp toà án không chấp nhận việc vợ bạn được quyền viết đơn nộp cho toà án, thì bạn phải viết đơn trực tiếp nộp cho toà án, rồi uỷ quyền cho vợ bạn tham gia các giai đoạn tố tụng còn lại.

NAM DƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Những hiểu lầm đáng tiếc

ĐỨC LONG |

“Cơ quan chúng tôi là một đơn vị nhà nước đã tự chủ. Đơn vị chúng tôi muốn mua bảo hiểm nhân thọ ở ngoài và không muốn tham gia bảo hiểm xã hội có được không?”. Trên đây là nội dung chính của câu hỏi mà bạn đọc có email anhntxxx@gmail.com gửi đến Văn phòng Tư vấn pháp luật báo Lao Động để nhờ tư vấn. Đáng nói, đây không phải là lần đầu chúng tôi nhận được câu hỏi thế này.

Chỉ tham gia bảo hiểm y tế mà không đóng BHXH được không?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về bảo hiểm y tế (BHYT) và chế độ thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Bị phạt tù có được hưởng lương hưu?

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi liên quan đến quyền lợi của NLĐ về lương hưu khi bị phạt tù, khi mua đất chung với người đã có gia đình. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn được không?

Nam Dương |

Trong tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi liên quan đến các quy định về Luật Hôn nhân và Gia đình về thỏa thuận tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn; quyền nhận con khi nhờ mang thai hộ... Báo Lao Động trích đăng câu hỏi chính và trả lời.

Những hiểu lầm đáng tiếc

ĐỨC LONG |

“Cơ quan chúng tôi là một đơn vị nhà nước đã tự chủ. Đơn vị chúng tôi muốn mua bảo hiểm nhân thọ ở ngoài và không muốn tham gia bảo hiểm xã hội có được không?”. Trên đây là nội dung chính của câu hỏi mà bạn đọc có email anhntxxx@gmail.com gửi đến Văn phòng Tư vấn pháp luật báo Lao Động để nhờ tư vấn. Đáng nói, đây không phải là lần đầu chúng tôi nhận được câu hỏi thế này.

Chỉ tham gia bảo hiểm y tế mà không đóng BHXH được không?

NAM DƯƠNG |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi chính liên quan đến quyền lợi của NLĐ về bảo hiểm y tế (BHYT) và chế độ thai sản. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Bị phạt tù có được hưởng lương hưu?

Nam Dương |

Tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được một số câu hỏi liên quan đến quyền lợi của NLĐ về lương hưu khi bị phạt tù, khi mua đất chung với người đã có gia đình. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn được không?

Nam Dương |

Trong tuần qua, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi liên quan đến các quy định về Luật Hôn nhân và Gia đình về thỏa thuận tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn; quyền nhận con khi nhờ mang thai hộ... Báo Lao Động trích đăng câu hỏi chính và trả lời.