Anh hùng Lao động - Lê Văn Kiểm: Trọn đời trả nghĩa non sông

Thanh Hương |

Chương trình “Những Anh hùng thế kỷ XX – Anh hùng lao động Lê Văn Kiểm” sẽ được phát sóng trên VTV.VN và Fanpage Trung tâm Tin tức VTV24 vào ngày 1.9 tới đây.

“Có những anh hùng lập nên trong khoảnh khắc. Lại có những anh hùng định nghĩa bởi cả một cuộc đời” (John F.Mac Arthur) - đó có lẽ là câu nói dành cho cuộc đời và sự nghiệp của AHLĐ Lê Văn Kiểm – người được biết đến với hàng loạt danh hiệu và danh xưng cao quý như 2 lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Top 30 Anh hùng từ thiện Châu Á - Thái Bình Dương do Tạp chí Forbes bình chọn và vinh danh…

Thế nhưng, khi được hỏi về danh xưng mà ông tự hào nhất, người anh hùng này vẫn chọn làm một cựu chiến binh.

Chiến sĩ” tiên phong trên mọi “mặt trận”

AHLĐ Lê Văn Kiểm sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng vào đúng năm 1945. Năm ông 4 tuổi, cha ông hy sinh. Nỗi mất mát lớn lao ấy được bù đắp phần nào bởi tình yêu thương của mẹ và những người đồng đội của bậc sinh thành. Năm 1954, hoà bình được lập lại ở miền Bắc. Lê Văn Kiểm (khi đó 9 tuổi) may mắn là một trong hơn 30.000 con em cán bộ miền Nam được Đảng, Nhà nước đưa ra học tập tại đất Bắc.

Ông Lê Văn Kiểm nằm trong nhóm học sinh miền Nam được học tập trên đất Bắc những năm 1950. Ảnh: VTV
Ông Lê Văn Kiểm nằm trong nhóm học sinh miền Nam được học tập trên đất Bắc những năm 1950. Ảnh: VTV

Dẫu thiệt thòi vì gia đình nhỏ không được đủ đầy nhưng ông Kiểm luôn cảm thấy may mắn và biết ơn vì được lớn lên nhờ cơm ăn, áo mặc, học hành của Nhà nước, sự đùm bọc, chở che của nhân dân miền Bắc mà ông luôn coi như quê hương thứ 2 của mình. Điều đó đã nuôi dưỡng trong ông sự biết ơn sâu sắc và nhắc nhớ mình càng phải phấn đấu để có một ngày trả lại ân tình to lớn này.

Năm 1971, tình hình chiến trận ngày càng trở nên cam go, ác liệt. Ông Kiểm một lòng sục sôi muốn tham gia chiến đấu nên đã chích máu của mình viết đơn xin đi bộ đội rồi lại xung phong vào chiến trường miền Nam đỏ lửa. “Ở thế hệ chúng tôi, việc viết thư bằng máu không có gì to tát cả. Đó là cách chúng tôi thể hiện khao khát và quyết tâm được bảo vệ đất nước, vì hoà bình dân tộc” – AHLĐ Lê Văn Kiểm chia sẻ.

Sau rất nhiều khó khăn, cuối cùng đơn thư máu của ông cũng được chấp thuận. Đầu năm 1975, ông Lê Văn Kiểm vinh dự được lựa chọn vào đoàn công tác đặc biệt có nhiệm vụ vạch tuyến, khảo sát, mở đường cho chiến dịch Hồ Chí Minh. Để rồi, vào ngày 30.4.1975 lịch sử, cũng là kỷ niệm 5 năm ngày cưới của hai vợ chồng, ông Lê Văn Kiểm đã cùng đồng đội, cùng non sông đất nước vỡ oà trong niềm vui hoà bình, thống nhất.

Hoà bình lập lại nhưng giặc đói, giặc nghèo vẫn hoành hành khắp chốn. Ông Lê Văn Kiểm bấy giờ cũng gác lại súng, đạn chiến trường để cùng vợ con bắt tay tham chiến vào một mặt trận khác – “mặt trận” kinh tế.

Quyết định bán đi chiếc xe máy là tài sản lớn nhất của gia đình để làm vốn liếng khởi nghiệp, ông bà mua một chiếc mô tơ để xay trộn thức ăn chăn nuôi. Cứ thế, ban ngày ông bà vẫn đi làm việc Nhà nước, đêm về lại chong đèn để sản xuất, kinh doanh, thu về lợi nhuận không nhỏ.

Giờ đây, sau rất nhiều khó khăn, thăng trầm, tập đoàn của gia đình Lê Văn Kiểm – bà Trần Cẩm Nhung là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành lớn mạnh, tiên phong trên nhiều lĩnh vực cả trong và ngoài nước như sân golf, bất động sản, nghỉ dưỡng, năng lượng sạch… với tổng vốn đầu tư hơn 5 tỉ USD.

Trả nghĩa non sông

“Hai trách nhiệm lớn nhất của một cựu chiến binh là xây dựng, phát triển đất nước và giúp đỡ cộng đồng, xã hội. Với vợ chồng tôi, trách nhiệm đầu là áp lực nhưng trách nhiệm thứ hai lại là niềm vui” – AHLĐ Lê Văn Kiểm.

Sinh ra từ trong gian khó, giữa bối cảnh đất nước chiến tranh, hơn ai hết, ông Lê Văn Kiểm và người vợ của mình – bà Trần Cẩm Nhung hiểu sâu sắc cái nghèo, cái khổ. Lớn lên nhờ nghĩa tình của đất nước, nhân dân, ông bà lại càng canh cánh một nỗi niềm được cho đi, được san sẻ với những mảnh đời khốn khó, thiệt thòi.

Ông Lê Văn Kiểm và bà trở thành cặp vợ chồng đầu tiên được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Ông Lê Văn Kiểm và bà Trần Cẩm Nhung trở thành cặp vợ chồng đầu tiên được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Ảnh: VTV

Bên cạnh việc thành lập và điều hành các quỹ từ thiện, quỹ khuyến học của cá nhân gia đình, vợ chồng ông bà cũng luôn góp mặt trong các dự án thiện nguyện do Đảng, Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ phát động.

Có thể kể đến một số quỹ từ thiện tiêu biểu như Quỹ khuyến học cho con cháu cựu chiến binh Việt Nam, Quỹ học bổng “Trần Cẩm Nhung - Chắp cánh ước mơ”, Chương trình “sữa học đường”, Quỹ Vietnam Health Fund của tỉ phú Bill Gate nhằm giúp đỡ, chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo Việt Nam…

Trong đó, tri ân đồng đội, đền ơn đáp nghĩa những gia đình có công với cách mạng là những hoạt động thiện nguyện mà vợ chồng ông Lê Văn Kiểm luôn đặc biệt quan tâm.

Ghi nhận cống hiến và đóng góp của ông và gia đình, ông Lê Văn Kiểm 2 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động vào năm 2008 và 2020. Đặc biệt, ở lần phong tặng thứ 2, niềm vui của ông như càng nhân đôi thêm vì vợ ông, bà Trần Cẩm Nhung cũng được phong tặng danh hiệu cao quý này.

Bên cạnh đó, ông cũng nhận được nhiều danh hiệu cao quý như Gương sáng thầm lặng vì cộng đồng, AHLĐ Cộng hoà Nhân dân Lào. Năm 2019, ông cùng vợ của mình được Tạp chí Forbes vinh danh trong danh sách 30 anh hùng từ thiện Châu Á – Thái Bình Dương, đứng thứ 7 trong danh sách những Anh hùng từ thiện hào phóng nhất khu vực.

“Chúng tôi luôn tâm niệm, còn sức khoẻ đến đâu là còn lao động đến đó. Vì ơn nghĩa với đất nước, với cuộc đời này, chúng tôi sẽ phấn đấu không ngừng nghỉ và cống hiến hết mình” – AHLĐ Lê Văn Kiểm chia sẻ.

Thanh Hương
TIN LIÊN QUAN

Khánh Ly, Cẩm Vân, Mỹ Linh và chuyện ít kể về những tình khúc mùa thu

Thanh Hương |

3 giọng ca nữ hàng đầu Việt Nam lần đầu tiên hội ngộ trong một đêm nhạc với những tình khúc mùa thu mang tên “Nhớ mùa thu Hà Nội” sẽ diễn ra vào ngày 10.9 (tức rằm Trung thu) tại Nhà hát Lớn (Hà Nội).

Hòa Minzy bất ngờ khi nghe NSND Thanh Hoa hát bản "hit" của mình

Thanh Hương |

Cùng Hòa Minzy, NSND Thanh Hoa đã có những phần trình diễn ấn tượng trong "Giao lộ thời gian" và cũng lần đầu tiên cả 2 nghệ sĩ bật mí về việc lựa chọn nghệ danh. 

“Việt Nam văn hóa sử cương” chính thức ra mắt độc giả

Thanh Hương |

Việt Nam văn hóa sử cương” của học giả Đào Duy Anh chính thức ra mắt bạn đọc. Đây là một cuốn sách được coi là kim chỉ nam cho nhiều công trình nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong suốt gần một thế kỷ qua. 

Nghệ sĩ Thái Sơn: “Tôi sống được với nghề…”

Thanh Hương |

Thái Sơn là một trong những nghệ sĩ tiêu biểu của Nhà hát Chèo Việt Nam. Anh cho biết, ngoài niềm đam mê với chèo, anh không ngại thử sức ở nhiều lĩnh vực khi có cơ hội, trong đó là các vai diễn ở thể loại hài.   

Khánh Ly, Cẩm Vân, Mỹ Linh và chuyện ít kể về những tình khúc mùa thu

Thanh Hương |

3 giọng ca nữ hàng đầu Việt Nam lần đầu tiên hội ngộ trong một đêm nhạc với những tình khúc mùa thu mang tên “Nhớ mùa thu Hà Nội” sẽ diễn ra vào ngày 10.9 (tức rằm Trung thu) tại Nhà hát Lớn (Hà Nội).

Hòa Minzy bất ngờ khi nghe NSND Thanh Hoa hát bản "hit" của mình

Thanh Hương |

Cùng Hòa Minzy, NSND Thanh Hoa đã có những phần trình diễn ấn tượng trong "Giao lộ thời gian" và cũng lần đầu tiên cả 2 nghệ sĩ bật mí về việc lựa chọn nghệ danh. 

“Việt Nam văn hóa sử cương” chính thức ra mắt độc giả

Thanh Hương |

Việt Nam văn hóa sử cương” của học giả Đào Duy Anh chính thức ra mắt bạn đọc. Đây là một cuốn sách được coi là kim chỉ nam cho nhiều công trình nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong suốt gần một thế kỷ qua. 

Nghệ sĩ Thái Sơn: “Tôi sống được với nghề…”

Thanh Hương |

Thái Sơn là một trong những nghệ sĩ tiêu biểu của Nhà hát Chèo Việt Nam. Anh cho biết, ngoài niềm đam mê với chèo, anh không ngại thử sức ở nhiều lĩnh vực khi có cơ hội, trong đó là các vai diễn ở thể loại hài.