Tìm lại nét cổ kính độc đáo của Sài Gòn xưa

M.T |

Sài Gòn xưa mang đậm nét đẹp của một đô thị độc đáo với nhiều quần thể kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, gần 50 năm qua, sự giàu có về kiến trúc, văn hóa, lịch sử của Sài Gòn xưa đã sa sút đi nhiều.

Bài toán đặt ra là làm sao tạo dựng một Đặc khu di sản Sài Gòn bên cạnh những công trình mới hiện đại, để có thể kết hợp khai thác di sản với du lịch, di sản và kinh tế…

Ngày 27.11, tại TPHCM diễn ra Hội thảo về Không gian di sản với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị các công trình kiến trúc, lịch sử, văn hóa tại TPHCM”. Tham dự có 100 đại biểu là cán bộ quản lý nhà nước, cùng 40 chuyên gia trong và ngoài nước nhằm tìm giải pháp bảo tồn hiệu quả các công trình kiến trúc cổ.


 
  Biệt thự cổ ở đường Võ Văn Tần, TPHCM.

Trong quá trình thảo luận, các đại biểu đã phân tích các áp lực từ nhu cầu phát triển thành phố tác động đến hoạt động bảo tồn. Nhiều tham luận phân tích kỹ vai trò, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan gồm nhà quản lý, nhà nghiên cứu lẫn chủ sở hữu các công trình trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

TS Nguyễn Lưu Bảo Đoan phân tích: Khi nhà đầu tư đập bỏ tòa nhà nằm ở góc đường Đồng Khởi, Lê Lợi, đã có những tiếng thở dài cho sự xóa sổ cà phê Givral – nơi nhà tình báo kiệt xuất Phạm Xuân Ẩn từng ghé. Khi chính quyền quyết định phá vỡ thương xá Tax để phục vụ cho việc xây metro và dành chỗ cho một cao ốc khác, đã có nhiều ý kiến gay gắt phản đối dẫn đến một số kết quả nhất định. Và gần đây nhất, khi chính quyền cân nhắc khả năng xây dựng một tòa nhà văn phòng tại Dinh Thượng Thơ thì những phản ứng mạnh mẽ hơn từ công chúng xuất hiện…

 
 Những công trình như thế này tạo nét đặc biệt về kiến trúc.

“Đối với những công trình mang tính di sản, việc đánh giá theo các tiêu chí và tiến hành phân loại ưu tiên bảo tồn là việc cần thiết để chính quyền và xã hội có thể sử dụng tài nguyên đất đai, tiền bạc, cơ hội phát triển một cách khôn ngoan nhất. Ngoài ra, sự tham gia của người dân là cần thiết, thậm chí, công chúng có quyền bỏ phiếu lựa chọn phương án bảo tồn”, TS Đoan nhấn mạnh.

Còn nhà nghiên cứu Trần Hữu Phúc Tiến thì cho rằng: “Chính quyền và các sở ban ngành cần khuyến khích, khen thưởng các cá nhân, công ty đang gìn giữ và có kế hoạch, sáng kiến đưa ra phục vụ công cộng các tòa nhà, địa điểm có nhiều giá trị di sản.”

Qua đó, hội thảo đề ra tính cấp thiết của công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình di sản, đồng thời tìm ra các giải pháp phù hợp cho việc bảo tồn. Một số trường hợp điển hình được đưa ra thảo luận gồm: Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật TP, Villa 110-112 Võ Văn Tần và một số công trình có giá trị ở quận 5.

M.T
TIN LIÊN QUAN

TP.HCM: Giữ nguyên tiêu chuẩn 20m2/người khi nhập hộ khẩu vào nhà ở nhờ

Gia Miêu |

Theo thông tin từ Sở Xây dựng TPHCM cho biết, sau khi lấy ý kiến tổng hợp từ các Sở ngành liên quan, tất cả thống nhất tiêu chuẩn về diện tích nhà ở bình quân tối thiểu để đăng ký hộ khẩu thường trú vào nhà do mượn, thuê, ở nhờ trên địa bàn TP.HCM là 20m2/người.

TP.HCM: Cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ trên toàn địa bàn

Gia Miêu |

Liên quan giải quyết các vướng mắc trong thủ tục xây dựng và đất đai đối với khu vực quy hoạch chức năng sử dụng đất hỗn hợp và dân cư xây dựng mới, UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở QH-KT, Sở Tư pháp hướng dẫn UBND các quận, huyện căn cứ chức năng quy hoạch trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dụng tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) được phê duyệt và chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc xây dựng nhà ở theo quy định tầng cao cơ bản về xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu đô thị hiện hữu theo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung TP.HCM để giải quyết cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thống nhất trên địa bàn thành phố.

Nghệ nhân trăn trở về sự mai một của tranh Hàng Trống

Anh Nhàn |

Sáng 10.11, ông Lê Đình Nghiên, một trong số ít nghệ nhân của tranh Hàng Trống đã mang hơn 30 bức tranh tới TP.HCM trong khuôn khổ chương trình “Cảm hứng từ nghệ thuật dân gian: Những góc nhìn tranh Hàng Trống”.

Nhà báo, nhiếp ảnh gia bán tranh gây quỹ "Vì nỗi đau da cam"

Anh Nhàn |

99 tác phẩm hội họa của 8 tác giả là những nhà báo, nhiếp ảnh gia vừa được trưng bày tại triển lãm “Những nhà nhiếp ảnh vẽ tranh” nhằm bán đấu giá gây quỹ từ thiện “Vì nỗi đau da cam”.

TP.HCM: Giữ nguyên tiêu chuẩn 20m2/người khi nhập hộ khẩu vào nhà ở nhờ

Gia Miêu |

Theo thông tin từ Sở Xây dựng TPHCM cho biết, sau khi lấy ý kiến tổng hợp từ các Sở ngành liên quan, tất cả thống nhất tiêu chuẩn về diện tích nhà ở bình quân tối thiểu để đăng ký hộ khẩu thường trú vào nhà do mượn, thuê, ở nhờ trên địa bàn TP.HCM là 20m2/người.

TP.HCM: Cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ trên toàn địa bàn

Gia Miêu |

Liên quan giải quyết các vướng mắc trong thủ tục xây dựng và đất đai đối với khu vực quy hoạch chức năng sử dụng đất hỗn hợp và dân cư xây dựng mới, UBND TP.HCM giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở QH-KT, Sở Tư pháp hướng dẫn UBND các quận, huyện căn cứ chức năng quy hoạch trong đồ án quy hoạch chi tiết xây dụng tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) được phê duyệt và chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc xây dựng nhà ở theo quy định tầng cao cơ bản về xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu đô thị hiện hữu theo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung TP.HCM để giải quyết cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thống nhất trên địa bàn thành phố.

Nghệ nhân trăn trở về sự mai một của tranh Hàng Trống

Anh Nhàn |

Sáng 10.11, ông Lê Đình Nghiên, một trong số ít nghệ nhân của tranh Hàng Trống đã mang hơn 30 bức tranh tới TP.HCM trong khuôn khổ chương trình “Cảm hứng từ nghệ thuật dân gian: Những góc nhìn tranh Hàng Trống”.

Nhà báo, nhiếp ảnh gia bán tranh gây quỹ "Vì nỗi đau da cam"

Anh Nhàn |

99 tác phẩm hội họa của 8 tác giả là những nhà báo, nhiếp ảnh gia vừa được trưng bày tại triển lãm “Những nhà nhiếp ảnh vẽ tranh” nhằm bán đấu giá gây quỹ từ thiện “Vì nỗi đau da cam”.