Nghệ nhân trăn trở về sự mai một của tranh Hàng Trống

Anh Nhàn |

Sáng 10.11, ông Lê Đình Nghiên, một trong số ít nghệ nhân của tranh Hàng Trống đã mang hơn 30 bức tranh tới TP.HCM trong khuôn khổ chương trình “Cảm hứng từ nghệ thuật dân gian: Những góc nhìn tranh Hàng Trống”.

Tại chương trình, nghệ nhân đã tự tay vẽ tranh Hàng Trống, trình bày cách pha màu, bố cục và cách thực hiện một bức tranh. 

Nghệ nhân Lê Đình Nghiên tự tay vẽ tranh
Nghệ nhân Lê Đình Nghiên tự tay vẽ tranh

Nghệ nhân Lê Đình Nghiên cho biết, tranh phải được vẽ bằng giấy dó, dùng bản khắc nét và mực tàu gồm các màu xanh da trời, hồng, đỏ điều, xanh lá cây để thực hiện. Công đoạn vẽ màu hoàn toàn được nghệ nhân trực tiếp vẽ tay sau khi in bản nét.

Bộ tranh Tố Nữ
Bộ tranh Tố Nữ

Tài nghệ, kỹ thuật pha màu và thẩm mỹ cá nhân của từng nghệ nhân đã tạo nên sự khác biệt cho từng tác phẩm vốn được xem là đại trà dân gian. Đây là một trong những dòng tranh dân gian khắc gỗ nổi tiếng của miền Bắc Việt Nam, được xem như một nét văn hóa của giới quan lại thượng lưu chốn kinh kỳ.

Nhiều người thích thú ngắm nhìn các bức tranh
Nhiều người thích thú ngắm nhìn các bức tranh

Trong dòng chảy nhộn nhịp của thời đại, Nghệ nhân Lê Đình Nghiên bày tỏ nhiều trăn trở về sự mai một của dòng tranh này: “Để có thể vẽ được một bức tranh đủ giá trị nghệ thuật và có thể bán được phải mất thời gian nhiều năm trời khổ luyện. Chính vì thế mà rất ít người theo học được nghề vẽ tranh Hàng Trống. Đó cũng là trăn trở của tôi suốt mấy chục năm qua, việc lưu giữ, truyền nghề hiện rất khó” – ông Nghiên cho biết. 

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Trung tâm huấn luyện bay - Nơi đào tạo nghề đặc thù và thú vị

N.K.Cừ -P.B |

Với hơn 200 giáo viên và cộng tác viên, Trung tâm Huấn luyện bay Hàng không Việt Nam, được xem như cái nôi đào tạo nghề đặc thù và nhiều thú vị.

Gian nan nghề nuôi cá bè trên xã đảo Long Sơn

HÀ ANH CHIẾN |

Nghề nuôi cá bè ở xã đảo Long Sơn, TP.Vũng Tàu đã giúp nhiều người dân đổi đời nhanh chóng, nhưng mặt trái của nó, những lần cá chết hàng loạt cũng khiến người nông dân nuôi cá bè phải lao đao.

Nỗ lực hết mình, nghề nào cũng vinh hoa!

LÊ AN NHIÊN |

Áo quần lấm lem dầu mỡ. Tóc lúc nào cũng dính một chút nhớt xe. Móng tay đen xì, trụi lủi… là bức chân dung tự họa của những người thợ máy.

Từ anh thợ làm vườn thành “đại gia hoa súng"

Phúc Đạt |

Trầm trồ và ngạc nhiên có lẽ là cảm xúc đầu tiên của những ai đặt chân đến vườn hoa súng của anh Huỳnh Văn Khanh (ở thôn 3, xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế). Vườn súng thênh thang, những bông hoa nở rộ đầy màu sắc mọc lên giữa một vùng bao la cát trắng. Nhưng không mấy ai biết đằng sau vẻ đẹp của vườn súng ấy là cả quá trình lao động, là những giọt mồ hôi, là những tháng ngày mày mò tìm hiểu và cả những lần thất bại.

Trung tâm huấn luyện bay - Nơi đào tạo nghề đặc thù và thú vị

N.K.Cừ -P.B |

Với hơn 200 giáo viên và cộng tác viên, Trung tâm Huấn luyện bay Hàng không Việt Nam, được xem như cái nôi đào tạo nghề đặc thù và nhiều thú vị.

Gian nan nghề nuôi cá bè trên xã đảo Long Sơn

HÀ ANH CHIẾN |

Nghề nuôi cá bè ở xã đảo Long Sơn, TP.Vũng Tàu đã giúp nhiều người dân đổi đời nhanh chóng, nhưng mặt trái của nó, những lần cá chết hàng loạt cũng khiến người nông dân nuôi cá bè phải lao đao.

Nỗ lực hết mình, nghề nào cũng vinh hoa!

LÊ AN NHIÊN |

Áo quần lấm lem dầu mỡ. Tóc lúc nào cũng dính một chút nhớt xe. Móng tay đen xì, trụi lủi… là bức chân dung tự họa của những người thợ máy.

Từ anh thợ làm vườn thành “đại gia hoa súng"

Phúc Đạt |

Trầm trồ và ngạc nhiên có lẽ là cảm xúc đầu tiên của những ai đặt chân đến vườn hoa súng của anh Huỳnh Văn Khanh (ở thôn 3, xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế). Vườn súng thênh thang, những bông hoa nở rộ đầy màu sắc mọc lên giữa một vùng bao la cát trắng. Nhưng không mấy ai biết đằng sau vẻ đẹp của vườn súng ấy là cả quá trình lao động, là những giọt mồ hôi, là những tháng ngày mày mò tìm hiểu và cả những lần thất bại.