Bác sĩ chia sẻ cách tạo hàng rào miễn dịch tốt cho trẻ đến trường

HƯƠNG SƠN |

TPHCM - Những tháng qua, thành phố xuất hiện dịch chồng dịch, phổ biến là các nhóm bệnh: Truyền nhiễm, bệnh về đường hô hấp, bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy, để trẻ quay trở lại trường học có hệ miễn dịch tốt, phụ huynh cần giáo dục cho trẻ biết cách tư bảo vệ mình trước môi trường hiện nay.

Trong thời gian nghỉ hè, đồng hồ sinh học của trẻ cũng có sự thay đổi ít nhiều so với khi còn đang đi học. Nhiều trẻ dành nhiều thời gian hơn để ở nhà, nhưng có những trẻ lại vận động bên ngoài hơn nên tỉ lệ nhiễm các bệnh truyền nhiễm của trẻ khi quay trở lại trường học là khác nhau. 

Đứng trước những nguy cơ này, nhiều phụ huynh lo lắng tìm cách để bảo vệ con em mình trước hệ miễn dịch sẽ có ít nhiều thay đổi khi đến trường, đặc biệt là những trẻ bậc mầm non và tiểu học. 

ThS.BS Nguyễn Đình Qui - Phó Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TPHCM), cho biết có 3 nhóm bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa này gồm: Bệnh truyền nhiễm (COVID-19, tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm mùa); bệnh về đường hô hấp (suyễn, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản - phổi); bệnh về đường tiêu hóa (rối loạn hoặc nhiễm trùng tiêu hóa).

Lúc này, việc phòng ngừa bằng những biện pháp quen thuộc như: thường xuyên rửa tay cho trẻ, tiêm vaccine đầy đủ, vệ sinh nhà cửa, diệt lăng quăng và muỗi là điều rất cần thiết. 

Còn theo BS Nguyễn Trần Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trong nguyên tắc dịch tễ và truyền nhiễm, khi trẻ mắc bệnh cũng là cơ hội tốt giúp trẻ hình thành hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý nếu trẻ mắc bệnh thì nên cho ở nhà chăm sóc, tránh cho trẻ đi học dễ dàng lây cho những trẻ khác. Đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hoá. 

Ngoài ra, cơ thể trẻ dễ mắc các loại vi khuẩn khác về đường hô hấp nên cho trẻ uống nước thường xuyên sẽ giúp trẻ giảm thiểu được các bệnh nguy hiểm khác, làm sạch họng hiệu quả hơn. Bởi vùng mũi họng là cửa ngõ vào cơ thể rất quan trọng, nước giúp cho cơ chế bảo vệ hiệu quả và đơn giản nhất so với tất cả các phương pháp khác.

HƯƠNG SƠN
TIN LIÊN QUAN

Tim ngừng đập trên đường cấp cứu, bệnh nhân được cứu kịp thời

HƯƠNG SƠN |

TPHCM -  Trên đường đến bệnh viện cấp cứu, bệnh nhân có biểu hiện ngưng tim và nhanh chóng được các bác sĩ cứu thành công. 

Cắt bỏ thành công u buồng trứng bị hoại tử to như quả bưởi

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 3.9, Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết, vừa phẫu thuật cắt bỏ thành công một khối u buồng trứng nặng 1kg, to như quả bưởi của bệnh nhân N.Q.V.T (37 tuổi, ngụ huyện Thống Nhất). 

Khi trẻ không tập trung, cha mẹ nên làm gì?

Thanh Ngọc (ghi) |

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung - Đơn vị tâm lý Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) đưa ra một số lời khuyên dành cho cha mẹ khi trẻ không tập trung. 

Tim ngừng đập trên đường cấp cứu, bệnh nhân được cứu kịp thời

HƯƠNG SƠN |

TPHCM -  Trên đường đến bệnh viện cấp cứu, bệnh nhân có biểu hiện ngưng tim và nhanh chóng được các bác sĩ cứu thành công. 

Cắt bỏ thành công u buồng trứng bị hoại tử to như quả bưởi

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 3.9, Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết, vừa phẫu thuật cắt bỏ thành công một khối u buồng trứng nặng 1kg, to như quả bưởi của bệnh nhân N.Q.V.T (37 tuổi, ngụ huyện Thống Nhất). 

Khi trẻ không tập trung, cha mẹ nên làm gì?

Thanh Ngọc (ghi) |

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung - Đơn vị tâm lý Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) đưa ra một số lời khuyên dành cho cha mẹ khi trẻ không tập trung.