Nước mắm Phú Quốc - sự lấp lánh của mộc mạc

Lục Tùng |

Nghề làm nước mắm đã hình thành ở huyện Phú Quốc (Kiên Giang) hơn 200 năm. Nước mắm Phú Quốc (NMPQ) được sản xuất theo phương thức truyền thống toàn chuỗi từ đánh bắt cá, muối cá, ủ chượp... nhưng lại cho ra đặc sản lấp lánh cả về hương, vị và sắc.

Nguyên liệu chính của NMPQ là cá cơm sọc tiêu - loài cá đặc hữu của vùng biển Phú Quốc, có thân to, nhiều thịt và ruột nhỏ có vị béo độc đáo, mùi vị đặc trưng nhất trong họ hàng nhà cá cơm. Sau khi rửa sạch bằng nước biển, cá được ủ chượp ngay tại ghe trước khi chở về tới nhà thùng theo tỷ lệ: 3 phần cá – 1 phần muối  và tuyệt đối không được bỏ thêm bất cứ hóa chất nào. Cách làm này đảm bảo vừa giữ được độ ngọt của cá, vừa tận dụng được độ tươi của cá để tạo ra sự đậm đà của màu nước mắm. Vì vậy NMPQ luôn có màu tự nhiên của sắc “vàng cánh gián” và sẽ lên màu mật sóng sánh dưới ánh mặt trời sau 12 - 18 tháng ủ chượp. Tuy nhiên, NMPQ chỉ thực sự phát huy mùi - màu khi và chỉ khi được ủ chượp trong thùng gỗ được làm từ một vài loài cây đặc thù trên đảo, như trai, dên dên, quỷnh...

Gần đây, vận dụng tiến bộ khoa học, nhiều nhà thùng ở Phú Quốc còn thành lập phòng kiểm soát tại chỗ với việc trang bị thiết bị kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi đưa ra thị trường. Vì vậy từ chỗ sản xuất sử dụng trong gia đình, trong xóm, chinh phục người tiêu dùng trong nước bởi vị ngọt đậm đà, beo béo, màu sắc bắt mắt và hương thơm đặc thù..., NMPQ còn “đốn gục” trái tim khách Tây bởi chất lượng, sự an toàn. Hiện Phú Quốc có hơn 80 doanh nghiệp sản xuất nước mắm, hàng năm cung cấp cho thị trường hơn 30 triệu lít, doanh số trên 600 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại chỗ và nhiều lao động ở nhiều nơi thông qua việc lưu thông, phân phối và quan trọng hơn góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho “Thiên đường nghỉ dưỡng” Phú Quốc. 

Vì vậy, tháng 12.2012, NMPQ là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam đạt Chỉ dẫn địa lý, được khối Liên minh Châu Âu công nhận và ngày 18.8.2017, MNPQ được công nhận “Nghề truyền thống” và “Làng nghề truyền thống”. 

Cá cơm sọc tiêu, loài cá đặc hữu vùng biển Phú Quốc, nguyên liệu chính làm nên nước mắm Phú Quốc. Ảnh: Lục Tùng
Cá cơm sọc tiêu, loài cá đặc hữu vùng biển Phú Quốc, nguyên liệu chính làm nên nước mắm Phú Quốc. Ảnh: Lục Tùng
Sau đó dùng muối hột có xuất xứ từ vùng biển Bà Rịa để làm lớp màng sinh học vừa bảo vệ được chất ngọt của cá bên trong, vừa ngăn ngừa tác động từ bên ngoài. Ảnh: Lục Tùng
Sau đó dùng muối hột có xuất xứ từ vùng biển Bà Rịa để làm lớp màng sinh học vừa bảo vệ được chất ngọt của cá bên trong, vừa ngăn ngừa tác động từ bên ngoài. Ảnh: Lục Tùng
Không chỉ thu hút người tiêu dùng trong nước, nước mắm Phú Quốc còn đốn tim cả khách từ trời Tây. Ảnh: Lục Tùng
Không chỉ thu hút người tiêu dùng trong nước, nước mắm Phú Quốc còn đốn tim cả khách từ trời Tây. Ảnh: Lục Tùng
Nước mắm Phú Quốc đã trở thành một trong bộ tứ đặc sản của Đảo Ngọc, gồm nước mắm, chó xoáy lưng, hồ tiêu và ngọc trai. Ảnh: Lục Tùng
Nước mắm Phú Quốc đã trở thành một trong bộ tứ đặc sản của Đảo Ngọc, gồm nước mắm, chó xoáy lưng, hồ tiêu và ngọc trai. Ảnh: Lục Tùng
Nước mắm Phú Quốc được công nhận “Nghề truyền thống” và “Làng nghề truyền thống”. Ảnh: Lục Tùng
Nước mắm Phú Quốc được công nhận “Nghề truyền thống” và “Làng nghề truyền thống”. Ảnh: Lục Tùng
Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Chạm vào Sài Gòn (Kỳ 2): Người Sài Thành “lười biếng”

Trần Nam Luân |

Người Sài Gòn có thể siêng năng ở nhiều việc, nhiều lĩnh vực, nhưng chắc chắn là lười… đi bộ. Tôi ở Sài Gòn 3 tháng và thường xuyên cuốc bộ nên dám khẳng định điều đó. Trên vỉa hè, trong công viên và ngay trên phố đi bộ cũng chủ yếu là khách du lịch “tây” và mấy ông bà trung niên đi dưỡng sinh là chính.

Ngắm “Dải hẹp của bầu trời” qua con mắt của họa sĩ Nguyễn Ngọc Đan

M.T |

Triển lãm "Dải hẹp của bầu trời" của họa sĩ Nguyễn Ngọc Đan diễn ra từ ngày 1-11.11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM.

Chạm vào Sài Gòn

Trần Nam Luân |

LTS: Trần Nam Luân - cộng tác viên của Lao Động, một doanh nhân sống ở Hà Nội gửi đến tòa soạn những dòng viết thú vị sau một thời gian ngắn anh sống và làm việc ở TPHCM. Những câu chuyện thực tế cùng cảm nhận dí dỏm, nhẹ nhàng như chỉ mới “chạm khẽ” vào Sài Gòn, song vẫn “nóng” chuyện thời sự của thành phố này.

Trải nghiệm sản phẩm đồ hộp ăn kèm bánh Cracker lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam

T.T |

Sự kết hợp hương vị giữa đồ hộp và bánh cracker đã mang đến cho những tín đồ ẩm thực một sản phẩm mới lạ, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam mang tên Happy Meal. 

Chạm vào Sài Gòn (Kỳ 2): Người Sài Thành “lười biếng”

Trần Nam Luân |

Người Sài Gòn có thể siêng năng ở nhiều việc, nhiều lĩnh vực, nhưng chắc chắn là lười… đi bộ. Tôi ở Sài Gòn 3 tháng và thường xuyên cuốc bộ nên dám khẳng định điều đó. Trên vỉa hè, trong công viên và ngay trên phố đi bộ cũng chủ yếu là khách du lịch “tây” và mấy ông bà trung niên đi dưỡng sinh là chính.

Ngắm “Dải hẹp của bầu trời” qua con mắt của họa sĩ Nguyễn Ngọc Đan

M.T |

Triển lãm "Dải hẹp của bầu trời" của họa sĩ Nguyễn Ngọc Đan diễn ra từ ngày 1-11.11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM.

Chạm vào Sài Gòn

Trần Nam Luân |

LTS: Trần Nam Luân - cộng tác viên của Lao Động, một doanh nhân sống ở Hà Nội gửi đến tòa soạn những dòng viết thú vị sau một thời gian ngắn anh sống và làm việc ở TPHCM. Những câu chuyện thực tế cùng cảm nhận dí dỏm, nhẹ nhàng như chỉ mới “chạm khẽ” vào Sài Gòn, song vẫn “nóng” chuyện thời sự của thành phố này.

Trải nghiệm sản phẩm đồ hộp ăn kèm bánh Cracker lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam

T.T |

Sự kết hợp hương vị giữa đồ hộp và bánh cracker đã mang đến cho những tín đồ ẩm thực một sản phẩm mới lạ, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam mang tên Happy Meal.