Đảm bảo lao động được tuyển dụng, trả lương tưng xứng kỹ năng nghề

QUANG MINH |

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đặt mục tiêu đến năm 2030 chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho khoảng 50% lực lượng lao động, ưu tiên người lao động làm việc trong các ngành, nghề công nghiệp mũi nhọn.

Đề án “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đang được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gửi xin ý kiến các bộ, ngành.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho rằng, chuẩn hóa và phát triển kỹ năng nghề cho người lao động giúp hình thành nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là nhân lực có trình độ kỹ năng nghề cao để nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, đáp ứng yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế; nâng xếp hạng chỉ số kỹ năng lực lượng lao động Việt Nam bắt kịp, tiến cùng các nước ASEAN – 4 và tiếp cận các nước phát triển.

Vì vậy, trong dự thảo Đề án “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Bộ đặt mục tiêu đến năm 2030 chuẩn hóa trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho khoảng 50% lực lượng lao động.

Trong đó, trên 30% lao động đạt trình độ cao có bậc trình độ kỹ năng nghề quốc gia 4, 5 hoặc trình độ tương ứng, trong đó ưu tiên người lao động làm việc trong các ngành, nghề thuộc công nghiệp mũi nhọn, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao; người lao động thuộc các ngành nghề kinh tế trọng điểm, ưu tiên, chương trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Khoảng 70% lao động đạt các bậc trình độ còn lại, trong đó ưu tiên lao động là thanh niên từ 15 đến 30 tuổi; lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp, lao động yếu thế.

Đảm bảo cơ hội tiếp cận về đào tạo, phát triển kỹ năng nghề, học tập suốt đời cho trên 70% lực lượng lao động. Đồng thời, nâng cao chất lượng lao động qua đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề gắn với đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia, đảm bảo trên 90% lao động được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong nước và tham gia hiệu quả thị trường lao động quốc tế. Nâng xếp hạng chỉ số kỹ năng nghề lực lượng lao động thuộc nhóm 80 quốc gia đứng đầu.

Tỷ lệ người lao động qua đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề gắn với đánh giá, công nhận trình độ kỹ năng nghề quốc gia có việc làm, duy trì việc làm tại doanh nghiệp đạt 85%.

Trong đó, 90% được doanh nghiệp tuyển dụng và sử dụng đánh giá hài lòng với chất lượng lao động; 90% người lao động được được tuyển dụng, sử dụng, trả tiền công, tiền lương theo trình độ kỹ năng, năng lực nghề nghiệp.

Phấn đấu 80% lao động đang làm việc tại doanh nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng, trang bị kỹ năng, năng lực cơ bản; tiến tới phổ cập kỹ năng, năng lực cơ bản cho người lao động.

QUANG MINH
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất trả lương lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề

QUANG MINH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung quy định về chế độ ưu tiên trong tuyển dụng, trả lương và sắp xếp việc làm đối với những người lao động đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

172.423 người tuyển sinh, đào tạo nghề

ANH THƯ |

Thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội trong 8 tháng năm 2022 cho thấy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh và đào tạo cho 172.423 lượt người, bao gồm trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và dưới 3 tháng.

Tăng tuyển sinh, đào tạo nghề

QUANG MINH |

Tính đến hết tháng 7.2022, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp toàn thành phố Hà Nội ước tuyển sinh và đào tạo cho 124.200 lượt người.

Những đối tượng nào được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề?

QUANG MINH |

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt 11 nhóm nghề, với 78 nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn thành phố.

Đề xuất trả lương lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề

QUANG MINH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung quy định về chế độ ưu tiên trong tuyển dụng, trả lương và sắp xếp việc làm đối với những người lao động đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

172.423 người tuyển sinh, đào tạo nghề

ANH THƯ |

Thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội trong 8 tháng năm 2022 cho thấy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh và đào tạo cho 172.423 lượt người, bao gồm trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và dưới 3 tháng.

Tăng tuyển sinh, đào tạo nghề

QUANG MINH |

Tính đến hết tháng 7.2022, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp toàn thành phố Hà Nội ước tuyển sinh và đào tạo cho 124.200 lượt người.

Những đối tượng nào được hỗ trợ chi phí đào tạo nghề?

QUANG MINH |

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt 11 nhóm nghề, với 78 nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn thành phố.