Đánh giá bản thân
Trước khi đưa ra bắt kì quyết định gì hãy kiểm chứng bản thân bạn trước, bắt đầu mọi thứ từ bạn. Xác đinh rõ đam mê của bạn là gì và thiết lập những mục tiêu cụ thể.
Đánh giá những kỹ năng của bạn
Rất nhiều các kỹ năng như viết, quản lý, lãnh đạo, tổng hợp phân tích có thể chuyển tiếp từ công việc sang công việc, từ công việc đến sự nghiệp của bạn. Vì vậy, trước khi bắt đầu quá trình tìm việc mới, bạn nên liệt kê lại những kĩ năng, khả năng mà bạn có.
Hãy tự hỏi những kỹ năng nào thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và hữu ích cho lĩnh vực bạn yêu thích.
Xác định những kỹ năng cần thiết trong công việc mới
Trong khi, tài năng của bạn được thể hiện qua nhiều mặt, tuy nhiên bạn lại thiếu đúng kỹ năng mà công việc mới cần. Vì vậy, hãy nhanh chóng bạn cần phải thu nạp thêm những kỹ năng mới. Tìm kiếm thông tin trên mạng hoặc báo chí về những khoá học chuyên sâu cần thiết cho công việc mới của bạn.
Thực hành những kỹ năng mới
Một khi bạn đã học được những kỹ năng mới, đừng chần chừ vận dụng chúng vào thực tế. Bạn có thể suy nghĩ đến một công việc tình nguyện hoặc thực tập về công việc liên quan. Thực hành giúp bạn trang bị những kỹ năng cơ bản cho đảm bảo cho sự thành công của công việc.
Viết sơ yếu lý lịch
Nhảy việc tức là bạn cần phải làm mới CV của mình. Bạn đã có những kinh nghiệm, những kỹ năng mới đáp ứng như cầu công việc mà bạn thích. Vì vậy, hãy bắt tay ngay vào việc viết một sơ yếu lý lịch thật hoàn hảo.
Hãy nhấn mạnh những kỹ năng, và khả năng bạn có phù hợp với công việc mới như thế nào. Có như vậy, CV mới không bị bão hoà cùng với những CV khác.
Bắt đầu công cuộc tìm kiếm
Bạn có thể tìm thông tin từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như báo chí, Internet, đài truyền hình... Cũng có thể từ những mối quan hệ mà bạn có, cũng có thể từ các trung tâm môi giới việc làm. Nói chung, hãy bắt tay tìm kiếm một công việc phù hợp với sở thích và khả năng của bạn.
Hãy linh hoạt
Mặc dù, với những kinh nghiệm mà bạn có, nhà tuyển dụng vẫn đánh giá bạn như những ứng viên khác. Và như vậy, bạn có thể nhận được một công việc ít trách nhiệm hơn, lương thấp hơn công việc trước. Nhưng đừng thất vọng, với những kinh nghiệm và kỹ năng bạn đã có, bạn sẽ tiến xa nhanh thôi.
Rời bỏ công việc cũ trong hoà bình
Thực ra, nhiều người nghĩ rằng mình sắp rời bỏ vị trí này rồi, không nhất thiết phải cư xử nhã nhặn với sếp nữa. Đây là một sai lầm, là một người chuyên nghiệp, họ sẽ biết cách khiến cho mối quan hệ vẫn tốt đẹp cho đến khi nhảy việc và sau đó nữa. Mọi mối quan hệ đều đáng quý. Hãy ghi nhớ điều này.