Họa sĩ thư pháp Lưu Thanh Hải vừa tổ chức buổi triển lãm mang tên Tâm họa tại Hội Mỹ thuật TPHCM.
Buổi triển lãm gồm 86 bức thư phẩm được anh thực hiện trong 5 năm qua.
Nói về buổi triển lãm của mình, họa sĩ chia sẻ: “Sau những lần đi giao lưu đi tặng chữ, được các bạn chào đón, trân quý tôi thấy mình có trách nhiệm với chuyên môn hơn, tập trung sáng tác nhiều hơn.
Trải qua thời gian thời gian tích lũy dần dần, tập hợp lựa chọn tuyển từ hơn 1000 tấm mới được gần một trăm tấm để trưng bày ở đây”.

“Thư pháp hiện nay có một đặc tính là đang tập trung phía thị trường nhiều hơn góc độ nghệ thuật. Thư pháp là một tác phẩm, phải có từng đường nét riêng biệt để tạo thành sự duy nhất”, họa sĩ nhận định.
Dù có hơn 20 năm trong lĩnh vực này nhưng họa sĩ vẫn đang mày mò nghiên cứu thêm thư pháp truyền thống (thư pháp Hán Nôm) tìm hiểu thư thể như truyện thư, khải thư, thể thư, hành thư, thảo thư để ứng dụng bút pháp ấy vào chữ quốc ngữ.

Phần lớn thác phẩm của họa sĩ mang triết lý của người xưa, những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao của Việt Nam.
Những triết lý lấy từ đạo giáo, phật giáo và nho giáo. Vận dụng, học theo những triết học phương Đông đã đúc kết lại.

Lúc phong trào mới khởi phát ở thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 1999) mỗi người có một phong cách riêng, ít lẫn lộn với nhau. Số lượng người viết không đông nhưng chất lượng chữ viết rất nổi bật.
Sau năm 2010 khi phong trào thư pháp nở rộ ra, nhiều người cùng tham gia, cùng tập viết. Đa phần họ lại chọn phương cách dễ học, dễ viết, dễ tạo ra vẻ đẹp. Nhưng mà hướng đó có điểm dừng, muốn phát triển thêm rất khó”.

Về bảo tồn thư pháp Việt, họa sĩ Tâm họa cho rằng, tương lai của đất nước hay của một bộ môn toàn bộ trông chờ vào lớp trẻ.
"Đường đi của những người trước cũng sẽ có giới hạn. Được các bạn trẻ tiếp nối, đi theo và ủng hộ thì đó là tín hiệu rất đáng mừng và có nhiều hy vọng trong tương lai hơn", hoạ sĩ Lưu Thanh Hải bày tỏ.