Bạn tình

Đỗ Ngọc |

Không thể gọi khác, vợ chồng hay bạn già đều không đúng. Ông chừng 75, bà chừng 68 tuổi. Khi tôi nhìn thấy họ phải lòng nhau 15 năm trước, ông 60 tuổi, sĩ quan quân đội vừa nghỉ hưu. Ông rất đẹp lão, trí thức nho nhã. Bà duyên dáng, nữ tính, hồi trẻ chắc sắc nước hương trời khối anh chết. Vợ ông mất vì bệnh, bà cũng goá chồng từ trẻ.

Ông, bà cũng như hàng trăm người thể dục tôi gặp trên đường đi bộ mỗi sáng. Đi đôi, đi lẻ hay nhóm bạn bè, chào hỏi nhau vui vẻ. Ông thường đi một mình, bà chơi chung nhóm thể dục bạn già. Rồi một hôm tôi thấy bà tách ra, đi chung với ông. Một lần đi bộ muộn, tôi bắt gặp ông đang nắm tay bà, sánh bước bên nhau. Tôi nghe họ xưng hô "anh và em" dịu dàng lắm.

Thấy tôi, họ có vẻ ngượng ngùng, bà rút tay khỏi tay ông. Tôi nhanh nhảu chào cô chú, như một sự xác nhận "không sao đâu, cháu ủng hộ mà". Sáng sáng, tôi thường gặp ông đứng ở ngã ba đường nội bộ gần nhà, nôn nóng chờ bà tới. Hôm ngại trời mưa, ông cầm theo cây dù, mưa thì che chung. Bà xuất hiện từ xa, mặt rạng rỡ, họ đi bên nhau, vừa đi vừa trò chuyện. Có hôm gặp bà đi một mình, mặt buồn bã, tôi hỏi "Ông đâu rồi cô?", bà trả lời "Ông bịnh". Có ngày gặp ông đi một mình, tôi nhiều chuyện lại hỏi "Cô đâu chú?", ông buồn rầu "Cô giận chú rồi!".

Trẻ hay già yêu thì cũng như nhau, hồi hộp, phải lòng, giận hờn, ghen tuông... Hình như hôm qua bà bực vì thấy ông dừng lại trả lời những mấy câu với một bà bạn đi bộ khác. Cả tuần sau, tôi mới gặp lại ông bà đi chung, tay trong tay lúc trời chập choạng. Ông nói gì đó và bà cười khúc khích, vẻ hạnh phúc lắm. Tôi đi chậm lại, ngắm họ từ phía sau mà thấy lòng cũng vui lây. Tôi thích nhìn người ta yêu nhau, phải lòng nhau, có một cái gì thật cảm động. Rồi thầm nghĩ, ôm nhau, hay nắm tay nhau thời trẻ chẳng rung động bằng lúc tuổi già. Cái nắm tay, vòng tay ôm tuổi già chứa đựng tất cả tình yêu thương - trải nghiệm mà ta từng qua cùng nhau (hoặc muộn màng mới gặp), giờ vẫn còn đây, bên nhau.

Những người trẻ, qua những tháng ngày si mê, thường "lơ đễnh", ít quan tâm đến sự gần gũi đụng chạm. Có lẽ ta đã yêu/si mê nhau xong rồi, hoặc cũ quá rồi. Chẳng cần tưới mãi một cái cây. Hay nguỵ biện "Em có thấy thằng ngu nào câu được con cá rồi, gỡ cá bỏ giỏ lại nhét thêm mồi vào miệng nó không?". Họ "yên tâm" rằng, người yêu/chồng/vợ họ vẫn ở đó, về nhà vẫn thấy đó, yên phận nấu bếp, hết hơi vì con cái, hay gác chân xem TV, quần đùi cháo lòng, bụng phệ. Cũ và hết cảm hứng rồi. 

Đã 15 năm, ông bà có nhau. Con cái hai bên chấp nhận và ủng hộ, tạo điều kiện cho "đôi trẻ" coi như vợ chồng, nhưng nhà ai nấy ở. Dường như sống như thế cũng có cái lợi, không đụng chạm cơm áo gạo tiền, riêng tư... Họ sống cho một ngày sáng, chiều gặp nhau, chia sẻ niềm vui nỗi buồn của tuổi già. 

Hôm nay tôi gặp bà đi bộ một mình, dáng vẻ lầm lũi đơn côi. Tôi hỏi "Ông đâu mà bà đi một mình?". Bà im lặng một lát rồi chớp chớp mắt "Ông mất rồi!", rồi bà khóc, nước mắt lăn dài. Tôi cũng rơi nước mắt, ôm vai bà chia buồn an ủi. Suốt đoạn đường còn lại cùng tôi, là những mẩu chuyện của bà, về ông. Có cười, có sụt sịt, nhưng mà nhớ nhung lắm, thương yêu lắm. 

Có những người, để lại nhớ thương mãi cho một người, ngay cả khi họ đã mất đi rồi...  

Đỗ Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Im lặng không làm sự việc qua đi

NGUYỄN HÀ - PHẠM DUNG |

Hàng loạt vụ hiếp dâm, xâm hại phụ nữ, trẻ em gái xảy ra trong thời gian qua khiến dư luận bức xúc. Phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân trong những vụ việc này phải trải qua vô vàn những trạng thái tâm lý khủng hoảng, thế nhưng lại rất khó đứng lên để tố cáo hành vi. Tại sao lại như vậy, cách nào là tốt nhất để bảo vệ những người yếu thế khỏi các hành vi xâm hại, hiếp dâm? Báo Lao Động có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Gia đình – Xã hội, TW Hội LHPN Việt Nam.

Duyên phận

Kim Duy |

Kỷ niệm 25 năm ngày cưới, chị tìm tấm hình cũ có đôi bàn tay đặt lên nhau cùng hai chiếc nhẫn thật mảnh đeo ở hai ngón tay áp út của hai người quyết định gắn bó đời mình với nhau, scan lại và đưa lên trang cá nhân. Chị thêm dòng tự trào: “Lần hồi cũng được cái bạc. Hai lăm năm ấy biết bao là... đời!”. Câu trạng thái không vui, không buồn. Bức ảnh được nhiều bạn bè vào bình luận với những lời chúc mừng thật chân tình: “Nhìn tấm hình thấy dịu dàng ghê, cảm động”. Có người phân tích tấm hình đẹp quá. Bàn tay ngòi bút của người phụ nữ đẹp tương phản với bàn tay (thô kệch) của người đàn ông vừa như vỗ về, vừa như kiểu nương tựa, vừa thể hiện sự cam kết đồng hành cùng nhau.

Cái kết có hậu của một chuyện tình buồn

Đức Long |

Người phụ nữ dắt theo đứa bé chừng khoảng 2 tuổi cứ tần ngần đứng trước Văn phòng luật sư nửa muốn bước vào, nửa ngại ngần. Kinh nghiệm từ nhiều năm cho tôi thấy, chắc chắn chị đang gặp nhiều uẩn khúc và muốn nhờ luật sư tư vấn nhưng còn ngại ngùng. Tôi bước ra nói như không liên quan gì đến pháp luật: “Trời nắng quá, chị cho cháu vào ngồi trong này chút cho mát rồi hẵng đi”. Được lời, chị bước vào văn phòng một cách tự nhiên.

Im lặng không làm sự việc qua đi

NGUYỄN HÀ - PHẠM DUNG |

Hàng loạt vụ hiếp dâm, xâm hại phụ nữ, trẻ em gái xảy ra trong thời gian qua khiến dư luận bức xúc. Phụ nữ, trẻ em gái là nạn nhân trong những vụ việc này phải trải qua vô vàn những trạng thái tâm lý khủng hoảng, thế nhưng lại rất khó đứng lên để tố cáo hành vi. Tại sao lại như vậy, cách nào là tốt nhất để bảo vệ những người yếu thế khỏi các hành vi xâm hại, hiếp dâm? Báo Lao Động có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Gia đình – Xã hội, TW Hội LHPN Việt Nam.

Duyên phận

Kim Duy |

Kỷ niệm 25 năm ngày cưới, chị tìm tấm hình cũ có đôi bàn tay đặt lên nhau cùng hai chiếc nhẫn thật mảnh đeo ở hai ngón tay áp út của hai người quyết định gắn bó đời mình với nhau, scan lại và đưa lên trang cá nhân. Chị thêm dòng tự trào: “Lần hồi cũng được cái bạc. Hai lăm năm ấy biết bao là... đời!”. Câu trạng thái không vui, không buồn. Bức ảnh được nhiều bạn bè vào bình luận với những lời chúc mừng thật chân tình: “Nhìn tấm hình thấy dịu dàng ghê, cảm động”. Có người phân tích tấm hình đẹp quá. Bàn tay ngòi bút của người phụ nữ đẹp tương phản với bàn tay (thô kệch) của người đàn ông vừa như vỗ về, vừa như kiểu nương tựa, vừa thể hiện sự cam kết đồng hành cùng nhau.

Cái kết có hậu của một chuyện tình buồn

Đức Long |

Người phụ nữ dắt theo đứa bé chừng khoảng 2 tuổi cứ tần ngần đứng trước Văn phòng luật sư nửa muốn bước vào, nửa ngại ngần. Kinh nghiệm từ nhiều năm cho tôi thấy, chắc chắn chị đang gặp nhiều uẩn khúc và muốn nhờ luật sư tư vấn nhưng còn ngại ngùng. Tôi bước ra nói như không liên quan gì đến pháp luật: “Trời nắng quá, chị cho cháu vào ngồi trong này chút cho mát rồi hẵng đi”. Được lời, chị bước vào văn phòng một cách tự nhiên.