Bệnh đậu mùa khỉ: Mức độ bệnh và cách điều trị

Hạ Mây |

Theo ThS BS. Nguyễn Hiền Minh - Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, về mức độ bệnh, bệnh đậu mùa khỉ chia thành 3 thể là không triệu chứng, nhẹ và nặng.

Triệu chứng nhận biết đậu mùa khỉ

Triệu chứng ở người mắc đậu mùa khỉ có thể bị nhiễm khuẩn da với biểu hiện có sốt kéo dài, dịch nốt phỏng đục hoặc nốt phỏng bị vỡ chảy dịch đục. Xét nghiệm các điểm nhiễm trùng tăng cao, cấy dịch nốt phỏng có vi khuẩn.

Người bệnh cũng có thể bị viêm phổi với các triệu chứng như ho, tức ngực, khó thở... chụp phim phổi thấy rõ tổn thương, viêm não, ý thức suy giảm, co giật, lú lẫn, dịch não tủy biến đổi. Người bệnh có thể tổn thương đa cơ quan và nhiễm khuẩn huyết do bội nhiễm.

Ở thể nhẹ, các triệu chứng thường hết sau 2 đến 4 tuần mà không cần bất kỳ biện pháp điều trị đặc hiệu nào. Người bệnh có thể điều trị các triệu chứng như: Hạ sốt, giảm đau; chăm sóc tổn thương da, mắt, miệng; bảo đảm dinh dưỡng, cân bằng điện giải; Cần theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng nếu có: viêm phổi, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết, viêm não... để điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức.

Ở thể nặng, bệnh thường gặp trên nhóm đối tượng nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, trẻ em, người mắc bệnh lý nền, suy giảm miễn dịch... Bệnh nặng có thể dẫn tới tử vong, thường từ tuần thứ 2 của bệnh. Người bệnh cần được điều trị ở buồng cách ly tại khoa hồi sức, điều trị biến chứng (nếu có) theo các phác đồ đã ban hành.

Khả năng lây nhiễm

Theo bác sĩ Hiền Minh, hệ số lây nhiễm của bệnh đậu mùa khỉ R0 khoảng từ 1.1 đến 2.4, thấp hơn bệnh đậu mùa ở người (smallpox). Các con đường lây nhiễm như lây nhiễm từ động vật sang người, bị động vật có vú nhiễm bệnh cắn, cào. Lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc gần hoặc quan hệ tình dục với người bị bệnh; chạm vào phát ban, vảy ban của bệnh nhân; chạm vào các đồ vật bị ô nhiễm như khăn trải giường, quần áo hoặc thiết bị y tế người bệnh đã sử dụng. Ngoài ra, có thể truyền qua nhau thai từ mẹ sang con (đang tiếp tục nghiên cứu).

Biểu hiện phát ban giống người được ghi nhận ở khỉ và vượn lớn. Hiện chưa có báo cáo về việc lây nhiễm ở động vật nuôi trong nhà. Đồng thời, chưa có báo cáo về lây từ người - động vật (tuy nhiên vẫn có giả thuyết lây). Để phòng bệnh lây lan, cần quản lý chất thải (băng gạc, dịch) vì có khả năng bị nhiễm để ngăn truyền bệnh từ người sang động vật nhạy cảm ở nhà (bao gồm thú cưng) hoặc động vật xung quanh nhà, đặc biệt là động vật gặm nhấm.

Hạ Mây
TIN LIÊN QUAN

Nhịp sống 24h: TPHCM phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên

Thanh Ngọc (T/H) |

Nhịp sống 24h: TPHCM phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên; Giá xăng dầu giảm rất mạnh, về mốc hơn 20.000 đồng/lít; Bất an vì khỉ quậy phá nhà dân, tấn công nhiều trẻ em ở đảo Phú Quý

Nhiễm giun sán qua đường da, mắt và ăn uống nguy hiểm như thế nào?

HƯƠNG SƠN |

Bệnh giun sán ở trẻ là bệnh rất thường gặp, tuy nhiên, nếu cha mẹ lơ là, không quan tâm và không điều trị sớm tình trạng này sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng khó lường. 

Da bong tróc, rỉ mụn nước… là biểu hiện của bệnh gì?

NGUYỄN LY |

TPHCM - Nhiều người da tay liên tục bị bong tróc đi kèm với dịch mụn nước nhỏ, ngứa… Đây là những biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc, căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải. 

Những lưu ý cần biết về nhiễm khuẩn da và mô mềm

An Nhiên |

Là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, làn da bị tổn thương nếu không được bảo vệ tốt có thể dẫn đến nhiễm khuẩn da và biến chứng nguy hiểm.

Nhịp sống 24h: TPHCM phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên

Thanh Ngọc (T/H) |

Nhịp sống 24h: TPHCM phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên; Giá xăng dầu giảm rất mạnh, về mốc hơn 20.000 đồng/lít; Bất an vì khỉ quậy phá nhà dân, tấn công nhiều trẻ em ở đảo Phú Quý

Nhiễm giun sán qua đường da, mắt và ăn uống nguy hiểm như thế nào?

HƯƠNG SƠN |

Bệnh giun sán ở trẻ là bệnh rất thường gặp, tuy nhiên, nếu cha mẹ lơ là, không quan tâm và không điều trị sớm tình trạng này sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng khó lường. 

Da bong tróc, rỉ mụn nước… là biểu hiện của bệnh gì?

NGUYỄN LY |

TPHCM - Nhiều người da tay liên tục bị bong tróc đi kèm với dịch mụn nước nhỏ, ngứa… Đây là những biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc, căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải. 

Những lưu ý cần biết về nhiễm khuẩn da và mô mềm

An Nhiên |

Là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, làn da bị tổn thương nếu không được bảo vệ tốt có thể dẫn đến nhiễm khuẩn da và biến chứng nguy hiểm.