Bệnh suy thận và cách điều trị bệnh

K'LIỆP |

Khi suy thận diễn ra cấp tính, nếu người bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời, chức năng thận có thể hồi phục và người bệnh có thể khỏe mạnh trở lại. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn tiến mạn tính thì chức năng thận sẽ không thể hồi phục.

Mỗi năm có gần 8.000 ca bệnh mắc mới

Thận là một cơ quan thuộc hệ tiết niệu, có nhiệm vụ sản xuất ra nước tiểu để đào thải các chất thải độc hại ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, thận còn đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng khác như giữ cho môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định về nước, điện giải, khoáng chất, kiềm toan và cùng với tủy xương tạo hồng cầu cho cơ thể. Nếu nhiệm vụ này bị suy yếu, các chất thải độc hại tích tụ lại trong cơ thể, môi trường xáo trộn, gây ra nhiều biến chứng nặng nề.

Theo đó, khi suy thận diễn ra cấp tính, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, chức năng thận có thể hồi phục và người bệnh có thể hoàn toàn khỏe mạnh, trở về với cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn tiến mạn tính thì chức năng thận sẽ không thể hồi phục.

ThS BS. Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng khoa Nội thận - Thận nhân tạo Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD) cho biết, nguyên nhân gây bệnh suy thận mạn là do viêm cầu thận, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh thận tắc nghẽn, di truyền... Đặc biệt, tình trạng nhiễm độc do thuốc, thói quen tùy tiện dùng thuốc không có sự hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc giảm đau kéo dài,… cũng là nguyên nhân gây suy thận vì hầu hết thuốc được thải trừ qua thận.

Trong giai đoạn sớm của bệnh, các dấu hiệu lâm sàng thường mơ hồ, không rõ rệt, chỉ được phát hiện qua xét nghiệm máu, nước tiểu và siêu âm. Đến giai đoạn muộn, người bệnh thường có các biểu hiện như nôn, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, giảm lượng nước tiểu, đau cơ, chuột rút, phù chân, phù mắt cá chân, ngứa, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi,...

Ngoài ra, bệnh thận mạn đã dần trở nên phổ biến trong cộng đồng, số người mắc bệnh đã tăng đến ngưỡng báo động. Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng hơn 10 triệu người bệnh thận mạn, trong đó, khoảng 26.000 người suy thận mạn tính giai đoạn cuối và mỗi năm có gần 8.000 ca bệnh mắc mới.

Cách điều trị bệnh lý suy thận

Trường hợp ông T.V.Q (65 tuổi), không có tiền sử về bệnh. Nghe theo chỉ dẫn trên mạng, ông đã ép 1 kg khế lấy nước uống cho khỏe. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ uống hết số nước ép khế trên, ông bị nôn ói, mệt, tiểu ít, nước tiểu đỏ sậm và phải nhập cấp cứu tại BV ĐHYD. Tại đây, ông được chẩn đoán tổn thương thận cấp do nước ép khế, được chỉ định chạy thận nhân tạo, cứu chữa kịp thời và xuất viện trong tình trạng chức năng thận được hồi phục hoàn toàn.

ThS. BS. Huỳnh Ngọc Phương Thảo cho biết thêm, tại khoa Nội thận - Thận nhân tạo BV ĐHYD, mỗi năm có khoảng 30.000 lượt người bệnh đến khám và điều trị bệnh thận. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng báo động trên thường do tâm lý chủ quan, lơ là với những biểu hiện ban đầu, dẫn đến bệnh tình trở nặng và đa số người bệnh đều nhập viện trong tình trạng muộn.

Suy thận mạn không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần của người bệnh mà còn để lại những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh bị giữ nước, dẫn đến phù, huyết áp cao hoặc phù phổi. Nồng độ kali trong máu tăng đột ngột có thể làm giảm chức năng tim và có thể đe dọa tính mạng.

Bên cạnh đó, bệnh còn dẫn đến biến chứng tại nhiều cơ quan trong cơ thể như loét đường tiêu hóa do urê máu cao, chảy máu đường tiêu hóa hệ tiêu hóa; hệ thần kinh gây co giật, hôn mê, xuất huyết não do tăng huyết áp, nhồi máu não do vữa xơ động mạch; hệ sinh dục gây rối loạn kinh nguyệt, giảm hưng phấn tình dục, vô sinh, cường chức năng tuyến cận giáp thứ phát; hệ tim mạch làm tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim…

TS.BS. Nguyễn Hoàng Đức, Trưởng khoa Tiết niệu BV ĐHYD chia sẻ: “Suy thận được chia làm 5 giai đoạn. Ở các giai đoạn từ 1, 2, 3, 4, nếu được phát hiện sớm và tuân thủ điều trị, người bệnh có thể kéo dài thời gian bảo tồn trong 5 đến 10 năm, trì hoãn giai đoạn lọc máu định kỳ. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn 5 thì phải ghép thận hoặc lọc máu định kỳ. Nếu không, suy thận mạn giai đoạn cuối có thể gây nguy hiểm đến tính mạng”.

Các biện pháp điều trị thay thế thận hiện nay bao gồm chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng liên tục ngoại trú và ghép thận, ngày càng có nhiều tiến bộ không những giúp duy trì cuộc sống mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống gần với người bình thường. Những người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, tuổi nhỏ hơn 65, không mắc các bệnh ung thư hoặc viêm nhiễm mạn tính chưa kiểm soát được (lao, viêm gan…). Nếu tìm được một quả thận phù hợp mô học với cơ thể của mình, đều có thể được ghép thận. 

Theo BS Nguyễn Hoàng Đức, để phòng tránh bệnh suy thận mạn một cách hiệu quả, người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, thường xuyên khám sức khỏe định kỳ. “Nếu phát hiện mắc bệnh, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý điều trị. Song song đó, cần kiểm soát chế độ ăn uống hằng ngày, hạn chế ăn mặn, duy trì thể dục thể thao, kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường”, BS Đức khuyến cáo.

K'LIỆP
TIN LIÊN QUAN

Bệnh sốt xuất huyết gia tăng

Kim Đồng |

Thời điểm sau Tết Nguyên đán là chu kỳ đi xuống của bệnh sốt xuất huyết (SXH), nhưng hiện tại, số ca mắc bệnh tại một số bệnh viện vẫn luôn ở mức cao. Đáng nói, trong số ca mắc bệnh thì có nhiều người lớn phải nhập viện, thậm chí đã có một trường hợp tử vong.

Tỉnh Đồng Nai chạy đua hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử phục vụ người dân

HÀ ANH CHIẾN |

Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 – 27-2-2019), Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức tọa đàm với chủ đề “Y tế thông minh phục vụ người dân".

Điều trị u máu, bớt bẩm sinh ở trẻ em

K.L |

U máu được xem là dạng bệnh lý khó điều trị; nếu không được phát hiện sớm, bệnh sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Nguy cơ bị bỏng, ung thư da do thời tiết nắng nóng kéo dài

Kim Đồng |

Những ngày tới, khu vực Sài Gòn và Đông Nam bộ sẽ đón nhận đợt nắng nóng kéo dài. Đáng lo ngại, tia UV rất cao (độ 8 đến 10), đây là mức nguy cơ làm da bị bỏng nắng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 25 phút mà không được bảo vệ.

Bệnh sốt xuất huyết gia tăng

Kim Đồng |

Thời điểm sau Tết Nguyên đán là chu kỳ đi xuống của bệnh sốt xuất huyết (SXH), nhưng hiện tại, số ca mắc bệnh tại một số bệnh viện vẫn luôn ở mức cao. Đáng nói, trong số ca mắc bệnh thì có nhiều người lớn phải nhập viện, thậm chí đã có một trường hợp tử vong.

Tỉnh Đồng Nai chạy đua hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử phục vụ người dân

HÀ ANH CHIẾN |

Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955 – 27-2-2019), Sở Y tế tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức tọa đàm với chủ đề “Y tế thông minh phục vụ người dân".

Điều trị u máu, bớt bẩm sinh ở trẻ em

K.L |

U máu được xem là dạng bệnh lý khó điều trị; nếu không được phát hiện sớm, bệnh sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Nguy cơ bị bỏng, ung thư da do thời tiết nắng nóng kéo dài

Kim Đồng |

Những ngày tới, khu vực Sài Gòn và Đông Nam bộ sẽ đón nhận đợt nắng nóng kéo dài. Đáng lo ngại, tia UV rất cao (độ 8 đến 10), đây là mức nguy cơ làm da bị bỏng nắng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 25 phút mà không được bảo vệ.