Giang mai - nỗi ám ảnh của nhiều thai phụ

Nguyễn Ly |

Bệnh giang mai là bệnh lây qua đường tình dục, đường máu, tiếp xúc các đồ vật dùng chung của người bệnh có dính dịch mủ hoặc máu. Bệnh giang mai xuất hiện ở thai phụ nếu không được phát hiện kịp thời, khả năng tử vong của thai nhi là rất lớn. 

Biến chứng nguy hiểm, không nên chủ quan

Giang mai là bệnh lây truyền chủ yếu gồm: Các phương thức quan hệ gồm giao cấu, hôn, vuốt ve tiếp xúc qua da với những dịch tiết sinh dục của người bị bệnh. Lây qua tiếp xúc gián tiếp: Qua tiếp xúc các đồ vật dùng chung với người bị giang mai như quần áo, chăn gối, đồ dùng cá nhân, nhà vệ sinh và khăn tắm,...  có dịch tiết, máu, mủ của người bệnh. Lây qua đường máu: Bất kỳ hình thức liên quan đến việc tiêm chích, truyền máu... đều có thể làm cho mầm bệnh xâm nhập cơ thể.

Những năm qua, tỉ lệ mắc bệnh giang mai ở Việt Nam không ngừng tăng. Đối với phụ nữ mang thai, việc mắc bệnh giang mai vô cùng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và kịp thời.

Biểu hiện của bệnh nhân mắc bệnh giang mai. Ảnh: BVDLTPHCM
Biểu hiện của bệnh nhân mắc bệnh giang mai. Ảnh: BVDLTPHCM

Theo PGS.TS.BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang – Trưởng Khoa sản (Bệnh viện Hùng Vương TPHCM), mỗi năm bệnh viện hỗ trợ sinh sản cho khoảng hơn 40.000 sản phụ, trong đó không ít trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai lây truyền từ mẹ. Bệnh giang mai nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng bào thai nguyên nhân là do những kí sinh trùng, vi khuẩn, virus… mà sản phụ bị nhiễm trước, trong hoặc sau sinh. 

Mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai có thể có hậu quả nghiêm trọng như sinh non, đa ối, thai nhi tử vong và giang mai bẩm sinh. Giang mai được truyền cho em bé qua nhau thai bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. 

Trong quá trình mang thai từ tuần thứ 11-13, sản phụ nên đến bệnh viện xét nghiệm HIV, giang mai, viêm gan B, thực hiện xét nghiệm còn tầm soát những bất thường về di truyền.

Các thai phụ nếu không đi khám thai hoặc chỉ khám thai tại các phòng mạch nhưng không thường xuyên, chủ quan nên không phát hiện bệnh. Sau khi tiếp xúc với nguồn lây, người bệnh sẽ trải qua giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng ba tuần, thường không có triệu chứng gì đặc biệt. 

Sau giai đoạn ủ bệnh này, những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai sẽ xuất hiện những vết loét (môi lớn, môi bé, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, dương vật...) và được gọi là giang mai kỳ 1. Nếu không được điều trị, xoắn khuẩn này sẽ vào máu và trở thành giang mai kỳ 2. Khi đó bệnh nhân có thể xuất hiện những hồng ban toàn thân hoặc những vết sẩn. Nếu không được điều trị, những triệu chứng này cũng tự hết nhưng sẽ chuyển sang giang mai kỳ 3. Tuy nhiên, giang mai kỳ 3 có thể xuất hiện muộn sau vài năm, thậm chí sau hàng chục năm. Lúc này xoắn khuẩn có thể gây cho người bệnh những tổn thương giang mai thần kinh, tim mạch, gan...

Cũng theo PGS.TS.BS Huỳnh Nguyễn Khánh Trang, thời gian ủ bệnh ở mỗi giai đoạn đều nguy hiểm mức độ tăng dần. Thai phụ khi mắc giang mai có thể gây ra nhiều biểu hiện và tổn thương ở khắp nơi của cơ thể tùy theo diễn tiến bệnh: Da, niêm mạc, cơ, xương, nội tạng, nhất là tim mạch và thần kinh. Những bà mẹ khi mang thai mà chẳng may bị giang mai nhưng lại không điều trị thì nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi trong bụng là khó tránh khỏi.

Điều trị và phòng ngừa lưu thai 

Bệnh giang mai đáp ứng điều trị tốt bằng thuốc kháng sinh Penicillin G, đây cũng là phương pháp điều trị duy nhất được các chuyên gia sử dụng. Khi điều trị giang mai sẽ giúp sản phụ hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, tuy nhiên, nếu đã gây tổn thương cho thai nhi rồi thì sẽ không thể sửa được các vấn đề này nữa. Do đó, sản phụ cần phải xét nghiệm khi mang thai sớm nếu nghi ngờ bản thân hoặc chồng/bạn tình mắc bệnh bệnh giang mai trước hoặc trong khi sản phụ mang thai.

PGS Khánh Trang nhấn mạnh, đối với trường hợp sản phụ dị ứng với Penicillin để điều trị bệnh giang mai trong thai kỳ, phụ nữ mang thai có tiền sử dị ứng với penicillin nên được giải mẫn cảm và điều trị bằng penicillin. Vì vậy, các sản phụ cần thực hiện test lẩy da với thuốc kháng penicillin trước khi điều trị, để xác định sản phụ có nguy cơ bị dị ứng cấp tính với thuốc này hay không.

Biểu hiện của bệnh nhân mắc bệnh giang mai. Ảnh: BVDLTPHCM
Biểu hiện của bệnh nhân mắc bệnh giang mai. Ảnh: BVDLTPHCM

Ở nhiều phụ nữ mang thai, điều trị bệnh giang mai sẽ gây phản ứng tạm thời có thể bao gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ và khớp. Những triệu chứng này có xu hướng xuất hiện vài giờ sau khi điều trị và tự hết trong 24-26 giờ. 

Một lưu ý quan trọng là trong giai đoạn này không nên quan hệ tình dục khi chưa điều trị dứt điểm bệnh. Sau khi điều trị nên thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên để đảm bảo tình trạng nhiễm bệnh đã được điều trị triệt để. 

PGS Khánh Trang lưu ý, đối với trẻ sơ sinh, nếu điều trị cần cân nhắc hiệu quả điều trị so với tình trạng sức khoẻ hiện tại của mỗi trẻ. Bởi lúc này chức năng gan, thận… đào thải chất độc thường chưa hoàn chỉnh, nên việc điều trị bảo tồn cần được xem xét kỹ. 

Nguyễn Ly
TIN LIÊN QUAN

Làm sao để xóa bỏ nỗi lo viêm da cơ địa?

An Nhiên |

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu mạn tính, dễ tái đi tái lại gây ngứa ngáy khó chịu và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Suy thận có thể ảnh hưởng đến thai phụ như thế nào?

HƯƠNG SƠN |

Thận là cơ quan có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới. Vì thế, câu hỏi suy thận có con được không nhiều người quan tâm và mong muốn tìm được hướng đi để ổn định sức khỏe sinh sản. 

Mổ chủ động cho thai phụ mắc COVID-19 và có dấu hiệu suy thai 

Hà Lê |

Cơ sở 2 của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội vừa mổ chủ động cho thai phụ mắc COVID-19 và có dấu hiệu suy thai.

Cắt khối u nhầy buồng trứng nặng 4.7kg cho thai phụ 38 tuổi

Hà Lê |

Các bác sĩ khối Phụ Sản – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện phẫu thuật lấy thai đồng thời cắt khối u nhầy buồng trứng “khổng lồ” nặng tới 4.7kg cho một thai phụ 38 tuổi.

Làm sao để xóa bỏ nỗi lo viêm da cơ địa?

An Nhiên |

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu mạn tính, dễ tái đi tái lại gây ngứa ngáy khó chịu và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Suy thận có thể ảnh hưởng đến thai phụ như thế nào?

HƯƠNG SƠN |

Thận là cơ quan có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới. Vì thế, câu hỏi suy thận có con được không nhiều người quan tâm và mong muốn tìm được hướng đi để ổn định sức khỏe sinh sản. 

Mổ chủ động cho thai phụ mắc COVID-19 và có dấu hiệu suy thai 

Hà Lê |

Cơ sở 2 của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội vừa mổ chủ động cho thai phụ mắc COVID-19 và có dấu hiệu suy thai.

Cắt khối u nhầy buồng trứng nặng 4.7kg cho thai phụ 38 tuổi

Hà Lê |

Các bác sĩ khối Phụ Sản – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện phẫu thuật lấy thai đồng thời cắt khối u nhầy buồng trứng “khổng lồ” nặng tới 4.7kg cho một thai phụ 38 tuổi.