Muốn tăng chiều cao: Yếu tố quan trọng không thể bỏ qua

Hà Quyên |

Gen không phải là yếu tố duy nhất quyết định chiều cao. Muốn tăng chiều cao cho con, cha mẹ phải chú ý đến những yếu tố này, nhất là khi chúng hoàn toàn có thể cải thiện.

Chia sẻ với phóng viên, TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký - Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho hay, theo số liệu tổng điều tra toàn quốc của Việt Nam năm 2020, nam giới nước ta trung bình cao 168,1 cm, nữ giới cao 156,26 cm.

Theo Bảng thống kê chiều cao trung bình của các quốc gia trên thế giới dựa trên nghiên cứu của NCD Risk Factor Collaboration, chiều cao của người Việt Nam đang đứng thứ 153 trên tổng số 201 quốc gia/vùng lãnh thổ trên toàn thế giới và đứng thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á.

Hiện, chiều cao của người Việt đã có sự vươn lên đáng kể trong những năm qua. Tuy nhiên, chiều cao của người Việt Nam hiện vẫn còn thua kém các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia và Thái Lan.

TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký - Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Ảnh: NVCC.
TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký - Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Ảnh: NVCC.

Trả lời về các yếu tố tăng chiều cao, TS Sơn cho hay, gen là một yếu tố quan trọng. Chẳng hạn, bố cao 168 cm, mẹ 156 cm con trai có thể cao 168,5 – 175 cm; con gái 155,5 - 161,2cm. Gen sẽ quy định về một khoảng chiều cao và ở đó chỉ số tối thiểu và tối đa có thể cách nhau tới 6 cm.

Gen không phải là yếu tố duy nhất quyết định chiều cao. Một yếu tố rất quan trọng và hoàn toàn có thể cải thiện được chính là dinh dưỡng. Kết hợp với gen, dinh dưỡng sẽ là một trong các yếu tố quan trọng quyết định chiều cao của đứa trẻ ở đâu trên quãng gen đó.

“Ví dụ khoảng chiều cao về gen của con trai 168,5 -17 5cm. Nếu trẻ được chăm sóc về dinh dưỡng và các yếu tố liên quan tốt, trẻ sẽ đạt được chiều cao tối đa 175 cm, còn nếu chăm sóc không tốt, trẻ có thể chỉ cao 168 cm. Như vậy, dinh dưỡng có thể giúp trẻ có được chiều cao tối đa trong khoảng quy định của gen” – TS Sơn cho hay.

Ông nhấn mạnh, với trẻ dưới 5 tuổi, tình trạng dinh dưỡng sẽ ít chịu tác động bởi yếu tố gen mà chủ yếu đến từ vấn đề nuôi dưỡng. Dinh dưỡng trong những năm đầu đời có vai trò rất quan trọng đến vấn đề tầm vóc của đứa trẻ sau này.

Bên cạnh dinh dưỡng, cha mẹ cũng cần chú ý vấn đề thể lực cho con. Trẻ cần ưu tiên các môn ngoài trời, các môn kéo giãn (bơi, bóng rổ, cầu lông), những môn thể thao đồng đội. Ngoài ra, môi trường cũng tác động đến việc phát triển chiều cao. Khi trẻ sống trong môi trường sạch sẽ ít nhiễm trùng, trẻ ít sử dụng kháng sinh cũng giúp chiều cao của trẻ không bị ảnh hưởng.

Giấc ngủ cũng đóng vai trò rất quan trọng cho phát triển chiều cao. Giấc ngủ chỉ thực sự có ý nghĩa khi trẻ ngủ đủ thời gian theo độ tuổi và nên ngủ sớm để đảm bảo lượng hormone tăng trưởng. Những thời điểm thuận lợi cho tiết hormone của trẻ khi trẻ ngủ say là 22h đến 1h sáng hôm sau và 4-5h.

“Phát triển chiều cao là tổng hợp của nhiều yếu tố, chúng ta không coi nặng yếu tố nào mà phải phát triển tổng thể” – TS Sơn nhấn mạnh.

Hà Quyên
TIN LIÊN QUAN

Tập vận động hay chơi thể thao có giúp tăng chiều cao ở trẻ em?

NGUYỄN LY |

Bác sĩ Calvin Q Trịnh - Trưởng trung tâm hiệu chỉnh Cơ Xương khớp & Y học thể thao, Bệnh viện 1A TP Hồ Chí Minh cho biết, có 3 yếu tố quyết định chiều cao của 1 người, trong đó bộ gen di truyền là chính yếu, 2 yếu tố còn lại ảnh hưởng đến chiều cao là dinh dưỡng và lối sống.

Tập vận động hay chơi thể thao có giúp tăng chiều cao ở trẻ em?

NGUYỄN LY |

Bác sĩ Calvin Q Trịnh - Trưởng trung tâm hiệu chỉnh Cơ Xương khớp & Y học thể thao, Bệnh viện 1A TP Hồ Chí Minh cho biết, có 3 yếu tố quyết định chiều cao của 1 người, trong đó bộ gen di truyền là chính yếu, 2 yếu tố còn lại ảnh hưởng đến chiều cao là dinh dưỡng và lối sống.