Nên đến bệnh viện điều trị, tránh để diễn biến nặng khi bị rắn cắn

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Thời gian vừa qua, Bệnh viện Bà Rịa tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bị rắn cắn. Một số trường hợp diễn biến nặng, gây tổn thương và nguy hiểm cho sức khỏe.

Một trong những trường hợp đó là ông P.T.L (sinh năm 1966, ngụ huyện Xuyên Mộc) bị rắn chàm quạp cắn. Vào khoảng 18h ngày 4.4, khi ra vườn tắt vòi tưới nước cho cây nhãn, ông L vô tình  giẫm trúng và bị rắn chàm quạp cắn vào chân phải.

Vết rắn cắn làm ông L xây xẩm, phải nhờ người thân cõng vào nhà. Tuy nhiên, ông lại không đến bệnh viện mà điều trị theo biện pháp dân gian.

Sau một ngày, tình trạng ông L diễn biến nặng, chân nhức và sưng đến tận đầu gối, lúc này người nhà mới đưa ông vào Bệnh viện Bà Rịa cấp cứu.

Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Phát - Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (Bệnh viện Bà Rịa), bệnh nhân L nhập viện trong tình trạng sưng nề, bầm tím, nổi bóng nước rải rác ở bàn chân phải và lan đến trên khớp cổ chân, có rỉ máu và dịch ở bàn chân. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị xuất huyết dưới da dạng chấm, từng mảng rải rác toàn thân.

Qua thăm khám và thực hiện cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân L. bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu. Đây là những biểu hiện của tình trạng bệnh đã nặng, người bệnh đến viện khá trễ và việc xử lý sau khi bị rắn chàm quạp cắn chưa khoa học.

Sau vài ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân L đã ổn hơn khi giảm triệu chứng đông máu, phù nề, và được chuyển lên Khoa Nội tổng hợp tiếp tục điều trị và theo dõi sức khỏe

Bác sĩ Phát cho biết thêm, thời gian gần đây, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị khoảng 10 trường hợp bị rắn chàm quạp cắn.

Khi bị rắn cắn, người bệnh không đến bệnh viện sớm sẽ gây các biến chứng nguy hiểm như rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, chảy máu da niêm… có thể dẫn đến gây tử vong.

Vì vậy, người dân ở các khu vực nông thôn nên sử dụng các biện pháp như đi ủng, đeo bao tay… để bảo vệ. Còn nếu sơ suất bị rắn độc cắn, cần rửa vết thương bằng nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn; băng ép vết thương bằng băng thun từ vị trí bị rắn cắn đến gốc chi.

Không được garo bởi khi mở garo đột ngột sẽ làm độc tố chảy về tim, gây nguy hiểm hơn. Đồng thời, hạn chế vận động và nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ xử lý kịp thời.

Thành An
TIN LIÊN QUAN

Điều trị kịp thời bệnh tắc hẹp động mạch chi, tránh phải cắt cụt chi

Thanh Chân |

Tắc hẹp động mạch chi là bệnh cảnh cấp cứu và nguy hiểm nhất đối với động mạch ngoại biên. Tuân thủ điều trị đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tiến triển cũng như các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Viêm co thắt đại tràng và giải pháp điều trị hiệu quả

An Nhiên |

Thạc sĩ, bác sĩ Đại học Y Dược TPHCM chỉ ra nguyên nhân và giải pháp điều trị bệnh viêm co thắt đại tràng, giúp người bệnh tránh được những cơn đau bụng “hành”.

Xung điện kích thích tủy, phương pháp mới điều trị sau chấn thương cột sống

Nguyễn Ly |

Thường những bệnh nhân bị chấn thương cột sống đều giảm chất lượng cuộc sống rất lớn. Với việc điều trị bằng phương pháp xung điện kích thích tuỷ, một điện cực được đưa vào ngoài màng cứng tủy sống, sau đó được nối với một máy phát xung đặt dưới da nhằm kích thích sừng sau tủy sống, mục tiêu kiểm soát các cơn đau ở cột sống hay đau theo rễ thần kinh.

Điều trị kịp thời bệnh tắc hẹp động mạch chi, tránh phải cắt cụt chi

Thanh Chân |

Tắc hẹp động mạch chi là bệnh cảnh cấp cứu và nguy hiểm nhất đối với động mạch ngoại biên. Tuân thủ điều trị đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tiến triển cũng như các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Viêm co thắt đại tràng và giải pháp điều trị hiệu quả

An Nhiên |

Thạc sĩ, bác sĩ Đại học Y Dược TPHCM chỉ ra nguyên nhân và giải pháp điều trị bệnh viêm co thắt đại tràng, giúp người bệnh tránh được những cơn đau bụng “hành”.

Xung điện kích thích tủy, phương pháp mới điều trị sau chấn thương cột sống

Nguyễn Ly |

Thường những bệnh nhân bị chấn thương cột sống đều giảm chất lượng cuộc sống rất lớn. Với việc điều trị bằng phương pháp xung điện kích thích tuỷ, một điện cực được đưa vào ngoài màng cứng tủy sống, sau đó được nối với một máy phát xung đặt dưới da nhằm kích thích sừng sau tủy sống, mục tiêu kiểm soát các cơn đau ở cột sống hay đau theo rễ thần kinh.