Nhiều cha mẹ lo lắng trẻ rối loạn tiêu hoá ngày Tết

Hương Sơn |

Ngày Tết là thời điểm trẻ thường ăn uống không kiểm soát vì có nhiều thực phẩm cùng lúc xuất hiện trong ngày. Nếu không kiểm soát giúp trẻ, có thể sẽ bị nhiều vấn đề liên quan đến tiêu hoá

Mất cân đối thực đơn - thực trạng khó tránh khỏi

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Quý Mão 2023, nhiều gia đình bắt đầu tích trữ những món ăn mà gia đình yêu thích để đón Tết sum vầy. 

Chị Nguyễn Thị Phương Dung (31 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TPHCM), từ ngày 23 tháng chạp đã bắt đầu mua sắm thực phẩm cho ngày Tết. Năm nay gia đình chị khá đông người về ăn Tết nên lượng thực phẩm trong nhà mua cũng nhiều hơn mọi năm. 

Chị Dung có một con nhỏ gần 2 tuổi, đang tuổi ăn tuổi lớn nên bé rất thích ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, đặc biệt là đồ ăn ngọt. 

“Lúc trước hai vợ chồng mình có nói chuyện với nhau về mua đồ ăn cho con trong ngày Tết, tôi rất lo lắng cho hệ tiêu hoá còn non nớt của con mình nên đã mua rất nhiều món ăn dễ tiêu, xương để hầm cháo cho con tôi ăn ngày Tết”, chị Phương Dung chia sẻ. 

Tuy nhiên, các món ăn ngày Tết thường nhiều chất đạm, chất béo, đường bột... không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Cộng thêm lịch trình du xuân, thăm hỏi họ hàng bận rộn cùng tâm lý để con thoải mái dịp Tết của cha mẹ, trẻ nhỏ lại càng “ngó lơ” rau xanh, củ quả nên dễ gặp các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Chính vì vậy, dù có bận rộn cách mấy, các bậc cha mẹ nên lưu tâm đến việc trẻ ăn đủ rau củ quả trong mùa Tết.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đã nhận định, rau là thực phẩm dồi dào chất xơ, đa dạng vitamin và khoáng chất, giúp bảo vệ trẻ khỏi các vấn đề tiêu hóa thường gặp như chứng táo bón, khó tiêu. Việc thiếu đi các chất từ rau củ sẽ càng khiến hệ tiêu hóa non trẻ của các em nhỏ yếu ớt và nhạy cảm hơn, từ đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ.

Bí kíp giúp con khỏe bụng

Theo bác sĩ Nguyễn Trí Đoàn - Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare cơ sở Quận 1, trẻ thường ăn không đúng giờ, không đúng bữa và thực đơn ngày Tết lại rất nhiều món. Hơn nữa, vào những ngày này, cha mẹ bận rộn với nhiều công việc và không có thời gian cho bé nhiều. Do đó, trẻ thường ăn theo thực đơn và thời gian của người lớn. Sự thay đổi này khiến bé không kịp thích nghi, dễ gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy, táo bón, biếng ăn…

Hạn chế tối đa các loại kẹo ngọt, mứt, bánh ngọt để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn, tránh táo bón.

Trẻ có xu hướng ăn nhiều và ăn thỏa thích các loại bánh kẹo, nước ngọt trong ngày Tết. Bé có thể ăn nhiều mà không cần ăn cơm. Việc này không tốt cho tiêu hóa và có thể đẩy lượng đường trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Cũng theo bác sĩ Đoàn, cha mẹ nên dứt khoát trong việc thương lượng với con về việc ăn quà vặt trong ngày Tết. Cha mẹ tuyệt đối không được để bé ăn một món quá nhiều lần, không để bé uống nước ngọt có gas trong 2 giờ trước bữa ăn. Tốt nhất nên duy trì khẩu phần ăn như ngày thường, chia làm các bữa nhỏ.

Bổ sung bào tử lợi khuẩn là một cách hữu ích và hữu hiệu nhất mà các mẹ nên làm trong Tết này. Bởi lợi khuẩn sẽ giúp kích thích tiêu hóa, sản xuất enzyme và vitamin giúp bé tiêu hóa tốt, tránh được táo bón, kém hấp thu.

Hương Sơn
TIN LIÊN QUAN

Những loại gia vị ăn ngày Tết giúp tâm trạng dễ chịu hơn

HƯƠNG SƠN (THEO EPOCH, NLM) |

Gia vị không chỉ đóng vai trò tăng hương vị cho vị giác ngon hơn, mà còn cải thiện sức khỏe tâm thần, nâng cao cảm xúc và hỗ trợ sức khỏe thể chất.

Những thực phẩm cải thiện tốt hệ tiêu hoá nên ăn

HƯƠNG SƠN ( THE HEALTHSHOTS, HINDUSTAN TIMES ) |

Ăn nhiều rau, trái cây, tăng cường cá, gia vị và thảo mộc có tính ấm, uống đủ nước giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn khi nhiệt độ xuống thấp.

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và hội xuân

Huy Hùng |

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng vừa ký ban hành Kế hoạch số 302/KH-UBND về bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và lễ hội Xuân 2023. 

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ từ 6-12 tháng

Minh An |

Giai đoạn từ 6 - 12 tháng, trẻ thường gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đây là giai đoạn chuyển giao, trẻ bắt đầu ăn dặm ngoài sữa mẹ mà dạ dày của con chưa làm quen để tiêu hóa.

Những loại gia vị ăn ngày Tết giúp tâm trạng dễ chịu hơn

HƯƠNG SƠN (THEO EPOCH, NLM) |

Gia vị không chỉ đóng vai trò tăng hương vị cho vị giác ngon hơn, mà còn cải thiện sức khỏe tâm thần, nâng cao cảm xúc và hỗ trợ sức khỏe thể chất.

Những thực phẩm cải thiện tốt hệ tiêu hoá nên ăn

HƯƠNG SƠN ( THE HEALTHSHOTS, HINDUSTAN TIMES ) |

Ăn nhiều rau, trái cây, tăng cường cá, gia vị và thảo mộc có tính ấm, uống đủ nước giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn khi nhiệt độ xuống thấp.

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và hội xuân

Huy Hùng |

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng vừa ký ban hành Kế hoạch số 302/KH-UBND về bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và lễ hội Xuân 2023. 

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ từ 6-12 tháng

Minh An |

Giai đoạn từ 6 - 12 tháng, trẻ thường gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đây là giai đoạn chuyển giao, trẻ bắt đầu ăn dặm ngoài sữa mẹ mà dạ dày của con chưa làm quen để tiêu hóa.