Phương pháp giúp mẹ bầu giảm bớt phù nề

Bích Nhung (Tổng hợp) |

Hiện tượng phù nề mẹ bầu gặp phải khi mang thai chủ yếu là do cơ thể giữ nước. Khi mang thai, mẹ bầu chủ yếu bị sưng phù mắt cá chân, bàn chân, đôi khi có thể ở xung quanh mặt và bàn tay. Phù nề xảy ra trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Đôi khi có thể tăng theo ngày và nặng hơn vào buổi tối. Sưng phù nề là hiện tượng sinh lý bình thường nên mẹ bầu đừng quá lo lắng và tham khảo một số phương pháp dưới đây. Sau đây là lời khuyên của các chuyên gia y tế.

Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu

Vùng chi dưới thiếu sự nuôi dưỡng lâu ngày dẫn đến hiện tượng phù. Thói quen sinh hoạt, làm cơ thể nặng nề, mệt mỏi khiến mẹ lười vận động, ngồi nhiều. Nếu mẹ bầu phải đứng lâu hãy nghỉ giải lao hoặc ngồi xuống một lúc. Nếu mẹ bầu phải ngồi lâu thỉnh thoảng đứng dậy và đi dạo một lúc. Tránh ngồi vắt chéo hai chân.

Ngủ nghiêng bên trái

Khi bạn ngủ nghiêng về bên trái sẽ tạo ít áp lực lên các tĩnh mạch dẫn máu đến các bộ phận của cơ thể. Kê chân cao lên khi ngủ bằng gối sẽ giúp giảm đau và sưng phù ở mức độ nào đó. Và khi mẹ nằm nghiêng trái sẽ giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ, ngăn chặn sự chảy ngược của máu, giảm nguy cơ bị sưng phù.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Ăn nhiều loại trái cây và rau quả, giảm lượng muối, đường và chất béo. Mẹ bầu cố gắng tránh những thực phẩm chế biến sẵn. Bổ sung nhiều vitamin C và vitamin E.5. Chuyên gia y tế khuyên các mẹ bầu nên uống 8-10 ly nước mỗi ngày trong giai đoạn mang thai. Nước giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. Uống đủ nước khi mang thai giúp các cơ quan chức năng trong cơ thể hoạt động hài hòa và nhịp nhàng hơn. Đồng thời cũng tránh được quá trình tích lũy chất lỏng gây phù nề.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp lưu thông máu trong cơ thể. Mẹ bầu nên duy trì chế độ thể dục hàng ngày như đi bộ hoặc các bài tập vừa phải. Lưu ý cần có sự đồng ý của bác sỹ cho việc tập luyện. Đặc biệt, chỉ tham gia các bài tập kéo giãn cơ sau khi tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Mang giày dép thoải mái

Từ 3 tháng cuối của thai kỳ, hiện tượng bàn chân sưng phù càng rõ rệt, vì vậy để giảm bớt sưng phù và khó chịu mẹ bầu nên chọn nhưng đôi dày, dép đế bằng thấp, độ rộng vừa phải, để đôi bàn chân luôn cảm thấy thoải mái không nên đi quá chật sẽ gây khó chịu và sưng phù hơn.

Bích Nhung (Tổng hợp)