Theo số liệu của GLOBOCAN 2022, tỉ lệ người mắc ung thư phổi đứng thứ 1 (chiếm 12,4%) trong tổng số các loại ung thư, tỉ lệ tử vong 18,7% cũng ở mức cao nhất.
Lý do là người bệnh thường phát hiện bệnh ở giai đoạn trễ, khi hầu như không còn cơ hội phẫu thuật.
ThS. BS Lương Ngọc Trung - Trưởng khoa Phẫu thuật Lồng ngực và Mạch máu, Bệnh viện FV cho biết, trong số bệnh nhân phát hiện ra bệnh chỉ có 25% các trường hợp có thể được chỉ định mổ để điều trị triệt căn. Đây chính là một gánh nặng lớn cho những người làm lâm sàng.
Lúc này, việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị toàn diện bệnh ung thư phổi rất cần thiết. Trong đó, kỹ thuật siêu âm điều hướng ảo Navigation, theo đó bác sĩ sử dụng Navigation qua đường nội soi, có thể kết hợp với EBUS để có kết quả cao.
TS.BS Nguyễn Văn Thọ - Trưởng Bộ môn Lao và bệnh Phổi, Đại học Y Dược TPHCM cũng đánh giá cao vai trò Nội soi phế quản ống mềm và Nội soi phế quản siêu âm (EBUS).
Tuy nhiên, Việt Nam rất ít bệnh viện được đầu tư hệ thống này do chi phí cao và cần nhiều thời gian để đào tạo tay nghề cho đội ngũ y bác sĩ.
Tại hội thảo, ThS.BS Su Jang Wen - Chuyên gia Phẫu thuật Lồng ngực và Ung thư phổi, O2 Healthcare Group (Singapore) cho biết, xử trí các nốt nhỏ ở phổi, nơi có những tế bào ung thư phát triển âm thầm. Trước đây, những nốt nhỏ này sẽ thường ít được chú ý. Khi phát hiện ra các nốt nhỏ này, người bệnh nên cân nhắc phương án phẫu thuật.