Say nắng, say nóng không xử lí đúng sẽ nguy hiểm đến tính mạng

Hà Lê |

Thời tiết nắng nóng oi bức, bên cạnh các bệnh lý thường gặp như bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, da,… cần đề phòng tình trạng say nắng, say nóng. Trẻ bị say nắng, say nóng có thể bị tăng nhịp tim, khó thở, co giật, hôn mê, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ai dễ say nắng, say nóng?

Bác sĩ Đặng Hoàng Điệp – Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, khi bị nắng nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể sẽ có các phản ứng để giảm nhiệt độ cho cơ thể như: giãn nở mạch máu, tiết ra nhiều mồ hôi. Cơ thể có khả năng điều hòa thân nhiệt ở một giới hạn nhất định để thích ứng với môi trường xung quanh. Khả năng này ở mỗi người sẽ có một ngưỡng đáp ứng khác nhau. Khi sự điều hòa thân nhiệt của cơ thể không thích ứng kịp với sự thay đổi nhiệt độ tăng nhanh và cao của môi trường bên ngoài, sẽ dẫn đến bị mất quá nhiều nước qua mồ hôi, gây ra những biến đổi trầm trọng trong cơ thể và có thể dẫn đến tình trạng: sốt cao trên 40 độ C, buồn nôn và nôn; da nóng, khô, đỏ; tăng nhịp tim, khó thở; có thể bị ảo giác như nói lắp, không kiểm soát được hành vi, co giật hoặc hôn mê; đau, nhức nhói đầu, thậm chí có thể gây tử vong.

Cũng theo bác sĩ Đặng Hoàng Điệp, say nóng là tình trạng tăng thân nhiệt do tiếp xúc với nhiệt độ môi trường tăng cao và/hoặc tăng hoạt động thể lực quá mức, vượt quá khả năng điều hòa của trung khu điều nhiệt dẫn đến rối loạn mất khả năng kiểm soát thân nhiệt. Say nóng có thể phát triển thành say nắng (sốc nhiệt).

Say nắng hay còn gọi là sốc nhiệt là tình trạng tăng thân nhiệt nghiêm trọng (>40 độ C) kèm theo rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần kinh, tuần hoàn, hô hấp do tác động của nắng nóng và/hoặc các hoạt động thể lực quá mức. Say nóng thường gặp về buổi chiều có nhiều tia hồng ngoại, kết hợp với làm việc ở những nơi nhiệt độ, độ ẩm cao, thông gió kém.

Trong khi đó, say nắng thường vào thời điểm giữa trưa trời nắng nóng gay gắt, và có nhiều tia tử ngoại, kết hợp với làm việc dưới trời nắng nóng, độ ẩm cao, không khí lưu thông kém.

Không chủ quan khi say nắng, say nóng

Bác sĩ Đặng Hoàng Điệp cho biết thêm, các dấu hiệu say nóng, say nắng nhẹ ban đầu: nhịp tim nhanh, thở nhanh, đỏ da, có thể vã mồ hôi, kèm theo hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.... Các biểu hiện nặng hơn nếu không được xử trí kịp thời: tụt huyết áp, rối loạn chức năng thần kinh bao gồm thay đổi tri giác, kích động, mê sảng, lú lẫn, co giật và hôn mê. Khi thân nhiệt tăng quá cao còn gây rối loạn điện giải nặng, rối loạn thăng bằng nội môi, có thể xuất huyết (xuất huyết kết mạc, đái ra máu, đi ngoài ra máu) do rối loạn đông máu nặng, nặng hơn nữa là suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Bác sĩ cũng chỉ ra những yếu tố thuận lợi dễ bị say nắng, say nóng: trẻ em hoặc người già vì khả năng điều nhiệt, thích nghi kém với nắng nóng; Tập luyện và làm việc trong môi trường nắng nóng; Mặc quần áo không phù hợp (quá dày, bó sát, không thấm nước, hấp thụ nhiệt…); Lao động trong môi trường nắng nóng, mất nước nhưng không uống đầy đủ nước, hoặc môi trường quá nóng làm mất nước nhanh chóng; Một số tình trạng bệnh lý, sốt, rối loạn nội tiết tố, béo phì...

Những biện pháp tốt nhất được các bác sĩ khuyến cáo khi đi ra nắng: Khi phải ra ngoài trời nắng nóng, cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng; Uống đầy đủ nước khi trời nắng nóng hoặc phải lao động nặng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt; Nên nghỉ ngơi định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục ở nơi nắng nóng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 10 - 15 phút; Khi vừa đi nắng về, đây là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt cơ thể độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ.

Một điều cần nhấn mạnh là khoảng thời gian 1 giờ sau khi bị say nắng, say nóng ở mức độ nặng được gọi là “thời điểm vàng” để cấp cứu. Do đó, khi cấp cứu say nắng, say nóng phải hết sức chú ý đến việc cấp cứu ban đầu tại hiện trường. Vì vậy khi gặp người bị say nắng, say nóng cần đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng khí (chỗ bóng râm, lên xe mát hay nhà mát, …), đồng thời gọi hỗ trợ, đặc biệt gọi cấp cứu hỗ trợ; Khai thông đường thở, hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực nếu người bệnh hôn mê, không bắt được mạch; Đắp khăn lạnh, hoặc áp gói nước đá vào nách, bẹn, cổ; Cho uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải nếu bệnh nhân tỉnh táo, có thể uống được; Chuyển bệnh nhân bằng xe điều hòa hoặc phải mở cửa sổ, quá trình vận chuyển tiếp tục làm mát nhiệt độ bệnh nhân...

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Nhịp sống 24h: Dự báo diễn biến nắng nóng trong 3 tháng tới

HẠ MÂY (TH) |

Nhịp sống 24h: Dự báo diễn biến nắng nóng, bão và áp thấp nhiệt đới trong 3 tháng tới; Ngắm sắc hoa sim tím biên giới Móng Cái, Sông Lô cạn trơ đáy...

Nhịp sống 24h: Nắng nóng gay gắt kéo dài trong 5 ngày tới

HẠ MÂY (TH) |

Nhịp sống 24h: Nắng nóng gay gắt kéo dài trong 5 ngày tới; Vẻ đẹp của hàng cây xà cừ cổ thụ tỏa bóng trên lối vào quê Bác...

Nhịp sống 24h: Thời điểm xuất hiện mưa vàng, chấm dứt nắng nóng gay gắt

Thanh Thanh (T/H) |

Nhịp sống 24h: Thời điểm xuất hiện mưa vàng, chấm dứt nắng nóng gay gắt diện rộng; Một huyện biên giới nhiều năm dẫn đầu về cải cách hành chính; Hà Nội công bố tỉ lệ chọi lớp 10 THPT công lập năm 2023.

Những bệnh lí thường gặp khi thời tiết giao mùa

Hạ Mây |

Vào thời điểm sang hè, thời tiết nắng nóng và có những cơn mưa bất chợt, là nguyên nhân khiến cơ thể dễ mắc bệnh. Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) đã có những thông tin về các bệnh dễ mắc khi giao mùa, mọi người cần biết cách phòng ngừa.

Nhịp sống 24h: Dự báo diễn biến nắng nóng trong 3 tháng tới

HẠ MÂY (TH) |

Nhịp sống 24h: Dự báo diễn biến nắng nóng, bão và áp thấp nhiệt đới trong 3 tháng tới; Ngắm sắc hoa sim tím biên giới Móng Cái, Sông Lô cạn trơ đáy...

Nhịp sống 24h: Nắng nóng gay gắt kéo dài trong 5 ngày tới

HẠ MÂY (TH) |

Nhịp sống 24h: Nắng nóng gay gắt kéo dài trong 5 ngày tới; Vẻ đẹp của hàng cây xà cừ cổ thụ tỏa bóng trên lối vào quê Bác...

Nhịp sống 24h: Thời điểm xuất hiện mưa vàng, chấm dứt nắng nóng gay gắt

Thanh Thanh (T/H) |

Nhịp sống 24h: Thời điểm xuất hiện mưa vàng, chấm dứt nắng nóng gay gắt diện rộng; Một huyện biên giới nhiều năm dẫn đầu về cải cách hành chính; Hà Nội công bố tỉ lệ chọi lớp 10 THPT công lập năm 2023.

Những bệnh lí thường gặp khi thời tiết giao mùa

Hạ Mây |

Vào thời điểm sang hè, thời tiết nắng nóng và có những cơn mưa bất chợt, là nguyên nhân khiến cơ thể dễ mắc bệnh. Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) đã có những thông tin về các bệnh dễ mắc khi giao mùa, mọi người cần biết cách phòng ngừa.